Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng chuẩn theo các chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng giúp nâng cao khả năng tự lập trong ăn uống, giúp bé làm quen với đa dạng thực phẩm, khắc phục tình trạng biếng ăn.

Ăn dặm BLW là một trong những phương pháp ăn dặm mới, được nhiều mẹ bỉm Việt yêu thích. Với phương pháp này, các bé sẽ được tự quyết định ăn món nào, ăn như thế nào mà không có sự can thiệp từ cha mẹ. Từ đó nâng cao khả năng chủ động và thêm hào hứng cho bé trong mỗi bữa ăn. Trong bài viết này, H&H Nutrution sẽ chia sẻ đến các mẹ thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng để giúp mẹ tham khảo và làm đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho các bé!

Nhu cầu dinh dưỡng ở bé 7 tháng

Không những cần bú sữa, bé 7 tháng tuổi còn cần làm quen với chế độ ăn dặm bổ dưỡng. Mẹ cần bổ sung thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng theo nhu cầu dinh dưỡng cân bằng. Cụ thể:

Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng

  • Nhu cầu calo trung bình mỗi ngày cho bé 7 tháng tuổi là khoảng 650kcal/ngày (đối với bé nam), và khoảng 600kcal/ngày (đối với bé nữ).
  • Nhóm chất đạm: Cần 18g protein/ngày. Trong đó thịt, cá, cua, tôm, trứng, sữa,… là những thực phẩm có chứa nhiều đạm. Khi mới bắt đầu bổ sung, mẹ nên cho con ăn thịt nạc, lòng đỏ trứng gà giàu đạm, dễ tiêu,… Từ tháng thứ 7 có thể cho bé ăn thịt bò, tôm, cá, cua,…
  • Nhóm tinh bột: Cần khoảng 85 -100g glucid/ngàyNên sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn với gạo nếp, hạt sen, đậu xanh vì có thể gây ngán, khó tiêu khi ăn.
  • Nhóm chất béo: Các bé cần được bổ sung cả dầu thực vật và mỡ động vật, với tỷ lệ 1:1. Cha mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, ô liu, mè,…). Tuy nhiên, cần chú ý cho bé ăn lượng dầu/mỡ phù hợp trong các bữa ăn. Khi mới bắt đầu nên bổ sung 2,5ml dầu/mỡ, tăng dần để đạt ngưỡng 5ml/bữa.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong củ cải, cà rốt, cam, đu đủ, rau dền, chuối, rau ngót,…
  • Cần đảm bảo mỗi ngày bé được bổ sung rau xanh khoảng 20g/ngày.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng có rất nhiều ba mẹ không nắm được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nên không biết trẻ có ăn đủ hay không, điều này lâu dài dẫn đến trẻ có thể thừa cân – béo phì hay suy dinh dưỡng, nhiều bé nặng có thể kèm theo thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, khiến lộ trình điều trị của bé tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều.

Do đó ba mẹ hoàn toàn có thể ước chừng được mức con ăn dựa vào các công cụ tính toán đơn giản để đảm bảo con ăn đủ, tránh gây nên những hệ luy dinh dưỡng lâu dài.

Thực đơn ăn dặm blw là gì?

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng được hiểu là cách ăn dặm mà theo đó, các bé sẽ có quyền tự quyết định món ăn của mình và tùy thích ăn bao nhiêu. Lúc này cha mẹ sẽ không được ép bé ăn theo ý của mình.

Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng

Thay vì cha mẹ cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn bằng thìa, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi mà cả gia đình đang ăn. Những thực phẩm này thường bao gồm đồ ăn thông thường, với kích thước vừa vặn với trẻ ngày từ đầu. Điều này có nghĩa cho bé tham gia vào bữa ăn của gia đình, giảm bớt các áp lực về thời gian khi cho bé ăn.

Phương pháp ăn dặm nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm là không tạo áp lực cho bé, giúp bé có hứng thú ăn uống cũng như rèn luyện các kỹ năng cầm nắm cho bé. Nhược điểm là dễ khiến bé bị suy dinh dưỡng, do các bé khó ăn uống đủ năng lượng và đủ chất.

Ăn dặm BLW là phương pháp cha mẹ áp dụng cho con ăn dặm mà các bé có thể tự quyết định món ăn của mình và ăn với lượng tùy thích, cha mẹ không được ép bé ăn theo ý mình.

Phương pháp có thể tiết kiệm thời gian cho cha mẹ, tạo hứng thú cho bé khi ăn, tuy nhiên các bé khó cung cấp đủ chất và năng lượng cho cơ thể.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng sẽ cần đa dạng các thành phần đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc đa dạng với nhiều loại thực phẩm, hệ đường ruột của bé cũng phát triển hơn, tránh tình trạng dị ứng thức ăn về sau.

Ở giai đoạn này cha mẹ cần duy trì lượng sữa cho bé từ 600 – 700ml/ngày, kèm theo bổ sung các cữ ăn dặm 1-2 cữ/ngày. Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Viện NRECI gợi ý sau:

NgàyThực đơn
1Cữ chính:

  • 1 đến 2 lát bánh mì Sandwich cắt viền cứng bên ngoài
  • Thịt bò (chọn loại nạt, mềm, đem áp chảo cùng dầu hoặc bơ)
  • Dưa leo (gọt vỏ, nạo ruột và cắt thành những thanh dài)

Cữ phụ: ⅓ trái táo

2Cữ chính

  • Ức gà
  • Bắp non
  • Cà rốt
  • Đậu cô ve

Tất cả các nguyên liệu cần được cắt thành miếng nhỏ, vừa bằng ngón tay của bé. Đem đi hấp cách thủy và để nguội trước khi cho bé ăn

Cữ phụ: 30 g bơ nghiền với 50ml sữa chua

3Cữ chính

  • Mì sợi (luộc mềm)
  • Thịt lợn nạc (thái lát mỏng, đập dập sau đó đem đi luộc)
  • Cải bó xôi (cắt thành miếng vừa ăn và đem đi luộc)
  • Bơ chín cho bé tráng miệng (thái miếng mỏng, cho bé ăn sau món chính)

Cữ phụ: 50g lê

4Cữ chính

  • Cơm trắng (nấu bằng gạo dẻo)
  • Tôm nõn (2 đến 3 con đem hấp hoặc luộc)
  • Súp lơ (luộc chín và cắt nhỏ)

Cữ phụ:Chuối chín (cắt thành khoanh tròn, để bé dùng tráng miệng)

5Cữ chính

  • Bún (luộc bún với nước sôi, để ráo nước)
  • Lươn đồng (cần loại bỏ xương, xay nhuyễn, vo thành viên và đem đi hấp hoặc áp chảo)
  • Khoai lang vàng (nướng mềm và cắt thành từng miếng nhỏ)

Cữ phụ: Sữa chua (nên chọn loại ít đường để bé ăn tráng miệng sau các món ăn chính)

6Cữ chính

  • Cá hồi (rửa sạch với muối hoặc chanh. Sử dụng nhíp nhặt xương và cắt cá thành từng miếng nhỏ). Áp chảo hoặc hấp cá hồi.
  • Đậu cô ve và bí đỏ, rửa sạch và thái miếng nhỏ, mang đi hấp hoặc luộc chín.
  • Mì luộc

Cữ phụ: 50g cam

7Cữ chính

  • Cơm trắng (nấu bằng gạo dẻo, nặn thành viên tròn)
  • Trứng rán (1 lòng đỏ trứng, cuộn thành hình vuông, dài)
  • Cà rốt (cắt thành thanh dài, mang đi hấp)

Cữ phụ: Lê (thái miếng mỏng cho bé ăn sau bữa ăn)

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé cần được cha mẹ bổ sung cân bằng các thành phần đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời các món ăn cần được chế biến thành miếng vừa ăn, trang trí hình bắt mắt để giúp các bé hứng thú khi ăn hơn.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng, cha mẹ sẽ cần lưu ý một số điểm sau nhằm đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé:

Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng

Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm

Tuân thủ các nguyên tắc ăn dặm cơ bản sẽ giúp cha mẹ nuôi trẻ thuận lợi, khoa học hơn. Đây chính là yếu tố giúp cho sự tăng trưởng, phát triển của bé đạt đến mức hoàn thiện nhất. Cụ thể sẽ có một số nguyên tắc sau:

Cho bé ăn dặm các thức ăn gần giống với sữa mẹ hay giống với sữa công thức để bé có thể quen dần với những món ăn mới lạ, bé có thể thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm. Thông thường nên cho bé ăn bột ngọt trước, vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ. Sau đó thay thế dần bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Tuân thủ nguyên tắc “ít – nhiều” để luyện tập hệ tiêu hóa của bé thích ứng dần với lượng, thành phần thức ăn ngày càng phong phú hơn. Nên cho bé ăn lượng ít sau đó tăng dần. Điều này nhằm đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết đối với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.

Tuân thủ nguyên tắc “loãng – đặc”: Đây là nguyên tắc giúp bé không bị phản ứng khi tiếp xúc với món ăn lạ và hệ tiêu hóa của bé cũng dễ bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa thức ăn phức tạp hơn.

– Nguyên tắc “tô màu chén bột”

  • Nên cho bé ăn dặm đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng, giúp bé phát triển tốt. Mặt khác, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho thêm mắm, muối và thức ăn của bé.
  • Bởi thận của bé vẫn còn non yếu, khi thêm mắm, muối vào thức ăn có thể khiến thận bé làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe bé sau này.

– Cha mẹ chú ý không ép trẻ ăn, khi bé không muốn ăn nữa hay phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho bé tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian từ 5 đến 7 ngày. Sau đó mới tiếp tục luyện tập để bé không căng thẳng trong việc ăn uống.

Thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Một số loại thực phẩm cần tránh khi xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng:

  • Mật ong: Mật ong có chứa Clostridium botulinum – Đây là loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho bé.
  • Trứng chưa được nấu chín có nhiều khả năng chứa Salmonella – vi khuẩn có thể gây hại cho các bé
  • Các sản phẩm sữa, thịt chưa tiệt trùng: Các thực phẩm này có thể chứa Listeria monogenes, loại vi khuẩn có thể làm cho các bé bị bệnh.
  • Sữa bò: Cha mẹ nên tránh cho bé uống sữa bò trước 12 tháng, bởi nó không giàu chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức, ít sắt. Đồng thời nó còn làm giảm sự hấp thu sắt từ các loại thực phẩm khác.
  • Các sản phẩm ít béo: Các bé sơ sinh sẽ cần tỷ lệ calo từ chất béo cao hơn so với người lớn. Do đó, các sản phẩm ít béo sẽ không phù hợp bổ sung trong thực đơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối, hay đã qua chế biến quá nhiều: Các thực phẩm này thường ít chất dinh dưỡng. Hơn nữa, thận của các bé sơ sinh sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý nhiều mưới, đường, đồng thời còn có nguy cơ làm hỏng răng.

Bên cạnh đó, khi áp dụng BLW, cha mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm mà bé có thể bẻ thành miếng lớn bằng nướu, nhưng lại không nhai được. Mục đích tránh gây cản trở đường thở, ví dụ:

  • Thực phẩm sống: Cà rốt, táo, cần tây, thân bông cải xanh,…
  • Thực phẩm có hình tròn hoặc hình đồng xu: Cà chua bi, nho, xúc xích, kẹo cứng,…
  • Thực phẩm cứng hoặc vụn: Các loại hạt, bỏng ngô, bánh mì có vỏ cứng,…
  • Thực phẩm dính: Bơ hạt đặc, kẹo dẻo,…

Cách phòng ngừa hóc cho trẻ ăn dặm

Nghẹt thở là một mối lo ngại về tính an toàn, thường được các chuyên gia dinh dưỡng nhắc đến khi nói về chế độ ăn BLW. Cha mẹ nên thực hiện các bước sau để giảm thiểu nguy cơ bị nghẹn khi cho bé ăn dặm:

  • Đảm bảo cha mẹ cho bé ngồi thẳng khi ăn, tốt nhất là ngồi 90 độ.
  • Không nên để bé ngồi ăn một mình
  • Cho bé tự đưa thức ăn vào miệng để bé có thể tự kiểm soát lượng thức ăn trọng miệng, cũng như tốc độ ăn của mình.
  • Đảm bảo thức ăn cho bé dễ dàng nghiền nát bằng ngón tay.
  • Cắt thức ăn thành từng mảnh dài để bé dễ cầm và nhặt,
  • Tránh để bé ăn thực phẩm có hình tròn hay hình đồng xu, quá dính hay có nhiều mảnh vụn.

Theo dõi dị ứng

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên cho con ăn đa đạng các loại thực phẩm ngay khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Nếu trì hoãn việc cho bé ăn ngoài độ tuổi này có thể làm tăng khả năng dị ứng cho bé.

Các chất thường gây dị ứng gồm sữa, trứng, đậu phộng, cá, hải sản, đậu nành, lúa mì,…Tốt nhất cha mẹ nên cho bé sử dụng các chất này với lượng nhỏ, mỗi lần một loạn và đợi hai đến ba ngày trước khi dùng chất mới. Điều này giúp cha mẹ nhận biết các triệu chứng phản ứng của bé và giúp cha mẹ dễ dàng phân loại thực phẩm cho con ăn hơn.

Trong thực đơn ăn dặm cho con, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và tô màu chén bột với đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng. Đồng thời cha mẹ không nên cho con ngồi ăn một mình, chú ý chỉnh tư thế khi ăn cho bé và cho bé thử các chất dị ứng để đánh giá tình trạng và cải thiện thực đơn tốt nhất.

Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cùng chuyên gia

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng sẽ cần đa dạng các thực phẩm, bổ sung đủ nhóm chất để giúp các bé phát triển toàn diện nhất. Đây cũng là vấn đề khiến cha mẹ lo lắng, bởi có nhiều người vẫn chưa biết cách xây dựng thực đơn như thế nào cho đúng khi lần đầu làm cha mẹ.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Hiểu được nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI là nơi có thể giúp cha mẹ có thể giải quyết được vấn đề này an toàn và hiệu quả. Với đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giỏi luôn sẵn sàng hỗ trợ thăm khám, kiểm tra sức khỏe để mang lại một thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho các bé.

Khi thăm khám dinh dưỡng cho bé tại Viện NRECI, các bé sẽ được thăm khám theo quy trình chuẩn sau:

  • Xác định tình trạng và tiến hành đánh giá dinh dưỡng của bé.
  • Các chuyên gia hỗ trợ khai thác và đánh giá qua khẩu phần ăn của bé trong vòng 24 giờ.
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử lúc sinh và tiền sử bệnh lý nếu có.
  • Xét nghiệm các chỉ số dinh dưỡng, vi chất ( nếu cần)
  • Tổng hợp thông tin, chuyên gia sẽ tư vấn dinh dưỡng đối với tình trạng thực tế của bé. Đồng thời cung cấp lộ trình ăn dặm đúng cách, hướng dẫn cha mẹ cách tự theo quá trình răng trưởng của bé tại nhà.
  • Tiến hành xây dựng thực đơn ăn dặm chi tiết từng ngày, từng tuần theo tình trạng dinh dưỡng của mỗi bé.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng mà cha mẹ có thể tham khảo. Để cung cấp dinh dưỡng khoa học và an toàn cho bé, cha mẹ nên cho con thăm khám thường xuyên với chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất. Đồng thời, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI hiện có các khóa học dinh dưỡng cho cha mẹ đang nuôi con ăn dặm với các chuyên gia. Bạn cũng có thể tham khảo và tham gia cùng chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ có thêm các kiến thức bổ ích để để xây dựng thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho con mình!

Tham khảo:

  • http://1000ngayvang.viendinhduong.vn/vi/dd-cho-tre-6-den-24-thang-540-ngay.nd91/thuc-don-an-dam-tot-nhat-cho-tre-tu-7–12-thang-tuoi.i459.html

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng chuẩn theo các chuyên gia dinh dưỡng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition