Thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt 7 ngày khoa học

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt cần đảm bảo cân đối giữa protein động và thực vật. Cải thiện chất lượng bữa ăn, cung cấp đủ sắt theo nhu cầu. Trong bài chia sẻ hôm nay H&H Nutrition sẽ gợi ý giúp bạn thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, thiếu sắt từ các bác sĩ dinh dưỡng uy tín. Cùng theo dõi nhé.

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin có trong máu của người bệnh so với những người cùng lứa tuổi, giới tính, điều kiện sống. Thiếu máu sẽ gây nên các biểu hiện thiếu oxy ở các mô, tổ chức của cơ thể. Đồng thời bệnh tập trung chủ yếu ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ hay các bé dưới 5 tuổi.

Chế độ ăn cho người thiếu máu, thiếu sắt

thực đơn cho người thiếu máu

Đối với thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt trong chế độ ăn, bạn sẽ cần lưu ý một số điểm sau:

Người lớn

Với người lớn gặp tình trạng thiếu máu thì trong chế độ ăn sẽ cần cung cấp đủ, cân bằng 4 nhóm chất cơ bản cần thiết cho cơ thể, gồm: Chất béo, đạm, tinh bột, các khoáng chất và vitamin. Thực hiện cải thiện bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng sắt mà cơ thể cần (quy định dựa vào độ tuổi, giới tính cũng như tình trạng sức khỏe).

Ngoài ra, cần tăng cường nhóm thực phẩm có chứa đạm nhiều sắt, acid folic và các vitamin. Đặc biệt là vitamin nhóm B. Tham khảo:

Đạm động vật

  • Thịt: Hãy ưu tiên chọn thịt đỏ như thịt gà tây, thịt bò, thịt lợn, gan,… Khuyến cáo từ chuyên gia cần cung cấp 45-60g đạm mỗi ngày (Tương đương khoảng 200-300g thịt mỗi ngày).
  • Thủy hải sản như hàu, ốc, cá thu, sò,… Nên bổ sung với tần suất là 2 đến 3 bữa trong tuần.
  • Trứng, đặc biệt là lòng đỏ cần được bổ sung. Vì hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là sắt, do đó nên ăn từ 2 đến 3 quả trong một tuần.

Đạm thực vật

  • Bổ sung rau xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ xanh. Do đó nên bổ sung từ 300-400g mỗi ngày.
  • Các loại đậu, các loại hạt như: Hạnh nhân, hạt điều, đậu hà lan,…
  • Một số loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nho,… Những loại quả này đều chứa nhiều sắt, vitamin C. Giúp hỗ trợ cải thiện lượng máu trong cơ thể, cũng như tăng cường hấp thu sắt. Người bệnh nên bổ sung khoảng 100-200g mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất có chứa Tanin gây ức chế khả năng hấp thụ sắt như cà phê hay trà,…
  • Cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ và chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Đồng thời có thể bổ sung sắt bằng đường uống theo như hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để cải thiện tình trạng tốt nhất.

Trẻ em

Trẻ em sẽ gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở một số nguyên nhân khác với người lớn. Điển hình như thiếu sữa mẹ, ăn các loại bột thiếu sắt, bé bị tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, hay bé lớn nhanh mặc dù chế độ ăn chưa có sự thay đổi,…

Để cải thiện, các bé cần được bổ sung sắt cũng như các chế phẩm từ sắt theo chỉ định từ bác sĩ. Mặt khác, cần cải thiện dinh dưỡng theo một số nguyên tắc:

  • Bổ sung tăng cường những loại thực phẩm giàu sắt vào thực đơn mỗi ngày như: Trứng, thịt đỏ, các loại hạt, đậu, nội tạng,…
  • Nên ăn thêm các loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C cao: Nho, ổi, cam, dâu,…
  • Cho bé ăn đa dạng, đủ cả 4 nhóm chất cần thiết: Đạm, tinh bột, béo, khoáng chất và vitamin.
  • Cần thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho các bé theo đúng khuyến nghị của bác sĩ, phù hợp với độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng,…

Người thiếu máu, thiếu sắt nên ăn gì?

thực đơn cho người thiếu máu

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu chính là do bạn đang bị thiếu những chất như vitamin B12, sắt, axit folic,… Vì vậy, trong thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt thường ngày sẽ cần bổ sung các chất kể trên.

Thực phẩm có nhiều vitamin nhóm B

Những dẫn xuất của vitamin B gồm: Vitamin B1, 3, 7, 9 (axit folic), 12 sản sinh ra hemoglobin quan trọng đối với hồng cầu. Giúp cho máu đỏ và giàu oxy hơn. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin cần bổ sung gồm: Trứng, cá hồi, cá ngừ, hoa quả, nội tạng, các loại hạt,…

Thực phẩm có chứa nhiều sắt

Thiếu sắt chính là nguyên nhân chính kiến cơ thể không thể sản sinh đủ hồng cầu, dẫn đến hiệu quả vận chuyển oxy bị suy giảm. Do đó, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt khi xây dựng thực đơn cho người đang bị thiếu máu. Những loại thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể xem xét bổ sung là thịt gia cầm, thịt đỏ, rau xanh, hải sản, trái cây khô, ngũ cốc, các loại đậu,…

Thực phẩm có chứa vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng đối với việc sản sinh tế bào hồng cầu của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hồng cầu. Do đó, thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt sẽ cần bổ sung thêm những loại quả họ chanh cam bưởi, dâu tây, ổi, bắp cải xanh,…

Những loại quả giàu hàm lượng vitamin C này có thể giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.

Các loại thực phẩm cần tránh khi bị thiếu máu, thiếu sắt

Khi xây dựng thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt bạn cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau:

  • Canxi: Tuy rằng canxi là chất dinh dưỡng cần thiết nhưng việc bạn tiêu thụ hơn 300-600mg có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt. Thực phẩm chứa canxi gồm những loại thực phẩm như quả sung, đậu phụ, sữa bò, sữa thực vật tăng cường,… Khi muốn bổ sung, tốt nhất bạn cần tham khảo qua ý kiến bác sĩ!
  • Phosvitin: Một loại phosphoprotein gây ức chế sắt có trong trứng. Một quả trứng có chứa khoảng 6g sắt và có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của một người tới 28%
  • Oxalat: Những hợp chất có nguồn gốc từ axit oxalic và có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt non-heme. Sắt non-heme là loại có nguồn gốc từ các loại thực phẩm thực vật. Ví dụ về thực phẩm có chứa các hợp chất này là một số loại như quả hạch, củ cải đường, dâu tây, một số loại thảo mộc, chocolate,….
  • Polyphenol và tannin: Những chất này cũng sẽ có khả năng gây ức chế sắt, được tìm thấy trong một số loại thảo mộc và trà, cà phê,… Điển hình như cacao Thụy Điển cùng một số loại trà có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt đến 90% và cà phê có thể làm giảm đến 60%.

Thực tế, một người không nên tránh hoàn toàn những loại thực phẩm này, vì chúng rất quan trọng đối với chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, đừng bỏ qua việc tham khảo với ý kiến với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ xây dựng thực đơn tốt nhất.

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, thiếu sắt

Những người bị thiếu máu sẽ cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, hỗ trợ việc bổ sung cũng như tái tạo máu cho cơ thể. Những loại thực phẩm điển hình được lựa chọn, sắp xếp vào thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu, thiếu sắt gồm: Trứng, thịt gà, thịt đỏ, hạt ngũ cốc,…

Cụ thể thực đơn cho người bệnh cần 1600kcal/ngày như sau

Bữa sángBữa phụBữa trưa Bữa tối
Thứ 2
  • Bánh mì nguyên hạt (2 lát)
  • Phô mai: 1 miếng
  • Hạt điều, hạt hạnh nhân (5 – 6 hạt)
  • Trái cây: Chuối
  • Sữa FontActiv Complete : 1 ly
  • Khoai lang: 70g
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá hồi áp chảo: 60g
  • Canh cải xanh
  • Ổi: ½ quả
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Gà kho gừng: 60g
  • Bông cải xanh luộc: 80g
Bữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
Thứ 3
  • Yến mạch ngâm sữa chua ( 40g yến mạch, sữa chua: 1 hũ)
  • Kiwi (1 quả)
  • Sữa Boost Optimum : 1ly
  • Bắp luộc: 120g
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Bò xào ớt chuông: (Bò : 60g, ớt chuông :80g)
  • Canh cải soong: 1 chén
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt heo nướng: 60g
  • Canh hẹ đậu hũ: (Hẹ: 50g, đậu hũ: 30g)
Bữa sángBữa phụBữa trưa Bữa tối
Thứ 4
  • Hủ tiếu thịt heo ( Hủ tiếu: 180g, Thịt heo: 40g, Trứng cút: 2 qủa)
  • Giá, rau: 80g
  • Táo: 80g
  • Sữa FontActiv Complete : 1ly
  • Bánh mì đen: 1 lát
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Tôm rim: 60g
  • Salad trộn: 100g
  • 1 quả chuối
  • Sữa chua: 1 hũ
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá nục sốt cà chua: ( Cá: 60g, cà chua: 100g)
  • Cải thìa luộc: 60g
Bữa sángBữa phụBữa trưaBữa tối
Thứ 5
  • Bánh mỳ nướng nguyên cám (2 lát)
  • Trứng ốp la: 2 quả
  • Quả bơ: 80g
  • Sữa Boost optimum : 1ly
  • Khoai mì hấp: 80g
  • Cơm: 1,5 chén
  • Đậu hũ kho nấm rơm: (Đậu hũ: 50g. nấm rơm: 40g)
  • Canh tần ô: 80g
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Tép xào bầu: (Tép: 50g, bầu: 60g)
  • Rau cải luộc: 80g
  • Lê: 80g
Bữa sáng Bữa phụBữa trưa Bữa tối
Thứ 6
  • Phở bò: (Bánh phở: 180g, Thịt bò: 60g)
  • Rau, gía: 80g
  • Trái cây: 1 quả mận
  • Sữa FontActiv Complete : 1ly
  • Khoai tây nghiền: 60g
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Vịt nấu măng: 60g
  • Rau xanh luộc : 80g
  • Bưởi: 100g
  • Sữa chua: 1 hũ
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt heo luộc: 60g
  • Măng tây xào tỏi: 80g
Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Thứ 7
  • Bún xào chay: 1 dĩa
  • Dưa lưới: 100g
  • Sữa chua ít đường : 1 hũ
  • Bánh sandwich: 2 lát
  • Cháo gà ( Cháo trắng: 250g, thịt gà: 60g, cà rốt: 40g)
  • Gỏi bắp cải: 100g
  • Sữa tươi: 180ml
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá diêu hồng hấp: 60g
  • Đậu bắp luộc: 80g
Bữa sáng Bữa trưaBữa tối
Chủ nhật
  • Cơm tấm sườn: ( Cơm: 1 chén, sườn: 60g)
  • Dưa leo, cà chua: 60g
  • Canh rong biển: 1 chén
  • Sữa FontActiv Complete : 1ly
  • Khoai lang luộc: 80g
  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Ếch kho sả: 60g
  • Canh rau bina: 80g
  • Quýt: 1 quả
  • Phô mai: 1 miếng
  • Mì trộn thịt bò sốt cà chua( Mì: 160g, thịt bò: 50g, cà chua: 100g)
  • Salad trái cây ( Sà lách: 60g, trái cây: 60g)

Các loại sữa tốt cho người thiếu máu, thiết sắt

Bên cạnh thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt. Bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm một số dòng sữa cho người thiếu máu, thiếu sắt hỗ trợ. Cụ thể:

FontActiv Complete

FontActiv Complete – Dòng sản phẩm dinh dưỡng đến từ Tây Ban Nha, hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi. Với nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh, cân đối thì 1 ly sữa có thể cung cấp 258 kcal (thành phần gồm 100% đạm whey), hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu cho người bệnh.

Bên cạnh đó sữa còn chứa hỗn hợp chất béo SFA, PUFA, DHA hay MUFA tốt cho tim mạch người bệnh. Đặc biệt không cholesterol, chất béo chuyển hóa. Đồng thời FontActiv Complete cũng giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, D, kẽm, đồng, magie, photpho,… giúp người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi có thể duy trì trạng thái hoạt động bình thường, hỗ trợ hệ miễn dịch. Mặt khác, sữa có hàm lượng vitamin C – giúp ích cho người đang bị thiếu máu.

Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control
Sữa Boost Glucose Control

Boost Glucose Control là sản phẩm đến từ Thụy Sĩ, đã được khẳng định vị thế trong lĩnh vực dinh dưỡng tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, đây là dòng sữa dinh dưỡng dành cho người tiểu đường, rối loạn đường huyết.

Mặt khác, sản phẩm còn phù hợp cho người có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng đặt biệt như bị thiếu máu, người đang tuân thủ chế độ ăn kiêng giảm carbohydrate. Những người bị thiếu máu có thể dùng loại sữa này như một bữa ăn nhẹ. Bởi nó có thể cung cấp đủ nguồn năng lượng cần cho cơ thể.

Fortimel Powder

Sữa Fortimel Powder
Sữa Fortimel Powder

Fortimel Powder là sản phẩm đến từ Hà Lan, được nhập khẩu trực tiếp nguyên hộp về Việt Nam. Với hàm lượng chất dinh dưỡng đặc biệt, hàm lượng đạm cao nên sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cần thiết cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

Bên cạnh đó, Fortimel Powder còn hỗ trợ cho quá trình phục hồi của người bệnh ung thư, người mới ốm dậy. Mặt khác, Fortimel Powder cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng toàn hiện, hàm lượng đạm cao cùng các khoáng chất và vitamin cần thiết – Phù hợp sử dụng cả cho người đang bị thiếu máu.

Thiết kế thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt cùng bác sĩ dinh dưỡng H&H Nutrition

Việc duy trì áp dụng thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt sẽ vô cùng quan trọng đối với những người bị thiếu máu. Các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt như thực đơn mẫu trên. Đồng thời, cần kết hợp việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng thiếu máu nghiêm trọng, hãy tham khảo qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị phù hợp. H&H Nutrition hiện đang hoạt động với dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng và cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng cho mọi nhà.

Do đó, chúng tôi tự hào có một đội ngũ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng giỏi và nhiều kinh nghiệm, kiến thức hỗ trợ cung cấp các giải pháp tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng tốt, phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, điển hình như người đang bị thiếu máu.

Hãy đến với chúng tôi để được thăm khám, kiểm tra chi tiết và nhận tư vấn chuyên nghiệp. Góp phần mang lại sự phát triển toàn diện cho sức khỏe cũng như lối sống khoa học của bạn.

Hy vọng với những thông tin này, H&H Nutrition có thể giúp bạn biết thêm về thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt. Tình trạng bệnh cần được theo sát và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng không mong muốn. Nếu bạn còn băn khoăn với việc kết hợp các món ăn cho người thiếu máu, hãy nhanh chóng liên hệ với H&H Nutrition để được đội ngũ chuyên gia tư vấn, xây dựng thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện bệnh lý nhé!

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn cho người thiếu máu, thiếu sắt 7 ngày khoa học




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition