Thực đơn cho người truyền hóa chất 7 ngày theo chuyên gia

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Thực đơn cho người truyền hóa chất cần xây dựng khoa học để hỗ trợ người bệnh duy trì hàm lượng dưỡng chất cho cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng,…

Quá trình truyền hóa chất trong điều trị ung thư có thể gây nên nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Để thúc đẩy tốt quá trình phục hồi, thực đơn cho người truyền hóa chất không chỉ cung cấp đủ năng lượng thiết yếu cho cơ thể mà còn phải giúp người bệnh ngăn ngừa ung thư tái phát, kiểm soát được các tác dụng phụ sau khi điều trị. Vậy người bệnh đang truyền hóa chất nên ăn gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau của H&H Nutrition!

Chế độ ăn cho người truyền hóa chất

Thực đơn cho người truyền hóa chát
Thực đơn cho người truyền hóa chát

Thực đơn cho người truyền hóa chất cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cũng như những dưỡng chất cần thiết. Cụ thể, trong chế độ ăn gồm:

Đạm

Bệnh lý ung thư cùng quá trình điều trị bằng các loại hóa chất có thể gây tổn thương đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, đạm hay protein lại là thành phần chính trong quá trình cấu tạo và sản sinh nên những tế bào mới khỏe mạnh.

Do đó, để nhanh chóng phục hồi sau hóa trị, việc bổ sung đủ đạm đóng vai trò quan trọng. Cụ thể người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm giàu đạm như thịt gia cầm, trứng,, đậu nành

Tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, hỗ trợ duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Do đó, những người truyền hóa chất, muốn duy trì tốt sức khỏe sẽ cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ tinh bột mỗi ngày.

Đặc biệt, người bệnh cũng nên ưu tiên chọn tiêu thụ tinh bột từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen,… và ăn thêm các loại rau củ thay vì ăn nhiều tinh bột từ các loại ngũ cốc tinh chế như bún, bánh mì, gạo trắng,…

Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường như mứt, nước có gas, trái cây sấy khô,…

Chất béo tốt

Những chất béo không bão hòa như omega 3 sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường tính hiệu quả của liệu pháp hóa trị, đẩy nhanh khả năng phục hồi. Đặc biệt, omega 3 cũng được chứng minh có khả năng ổn định những chỉ số sinh hóa của cơ thể đối với những người trong giai đoạn truyền hóa chất.

Vì vậy, việc luôn đảm bảo có được hàm lượng chất béo tốt trong điều trị thì người bệnh sẽ hạn chế tốt những ảnh hưởng của tác dụng phụ, có khả năng hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

Khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa

Các loại như vitamin C, E chính là hai chất chống oxy hóa mạnh, với tác dụng bảo vệ những tế bào cơ thể tránh khỏi các tổn thương cũng như viêm nhiễm. Bên cạnh đó, vitamin B, D, senlen, kẽm, sắt, kali,… lại có tác dụng tuyệt vời trong quá trình hỗ trợ tiêu hóa phân giải các thực phẩm, tăng cường khả năng miễn dịch.

Do đó, thực đơn cho người truyền hóa chất cần phải đảm bảo được cung cấp đủ các chất kể trên để hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Bổ sung thêm các dưỡng chất thực vật

Những dưỡng chất thực vật: phytosterols (có trong hạt hướng dương, hạt chia, dầu oliu,…); carotenoids (có trong bông cải xanh, cà chua, cà rốt, ớt chuông,…) đều có khả năng hỗ trợ tốt cho người bệnh ung thư.

Trong đó:

  • Nhóm chất carotenoids (đặc biệt là lycopene): Có khả năng tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại những bệnh lý ung thư hiệu quả.
  • Phytosterols thì được biết đến với khả năng ức chế chu trình của những tế bào ung thư, ngăn quá trình tiến triển của bệnh lý.
  • Đồng thời, những dưỡng chất thực vật khác như resveratrol, flavonoids(có trong nho, dâu tây, cà chua, đậu hà lan) cũng hỗ trợ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Do đó hãy bổ sung vào thực đơn cho người bệnh nhằm cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Bổ sung nước (từ 1,5 – 2l/ngày)

Những người đang truyền hóa chất sẽ dễ gặp phải trường hợp mất nước, bởi tác dụng không mong muốn của thuốc như tiêu chảy, nôn trong suốt quá trình điều trị.

Do đó, hãy bổ sung từ 1.5 đến 2l nước mỗi ngày để hỗ trợ cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể hoạt động bình thường.

Với trường hợp táo bón, buồn nôn,… diễn ra quá thường xuyên thì người bệnh cũng cần chú ý uống bù nước để nhanh chóng đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh.

Người truyền hóa chất nên ăn gì?

Thực đơn cho người truyền hóa chát
Thực đơn cho người truyền hóa chát

Thực đơn cho người truyền hóa chất sẽ cần chú ý bổ sung đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, mặt khác cần phải hỗ trợ người bệnh giảm thiểu các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Nắm được nỗi lo của nhiều người bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng của Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (NRECI) sẽ chia sẻ đến bạn những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung:

Thực phẩm giàu hàm lượng đạm

Bạn có thể bổ sung nguồn đạm từ cá, thịt, một số loại đậu như đậu phộng, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ. Đây đều là thực phẩm giàu đạm.

Thực phẩm giàu hàm lượng chất xơ

Chất xơ sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, bên cạnh đó còn giúp bài tiết những chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể người bệnh. Cụ thể một số thực phẩm giàu chất xơ: Những loại rau xanh lá như rau bắp cải, rau xà lách, cải bó xôi, cùng các loại hoa quả như quýt, bưởi, cam, dứa, lê, xoài,…Đồng thời bổ sung thêm một số loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, bún lứt, bánh mì nguyên cám,…

Thực phẩm giàu hàm lượng chất béo tốt

Axit béo tốt điển hình như omega 3-6-9 hiện có nhiều trong những loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,… Các loại quả và hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, óc chó, hạt mướp, hạt hướng dương,… Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, oliu, dầu cải,…

Các loại thực phẩm dễ tiêu

Giúp giảm bớt áp lực lên hệ thống tiêu hóa, nhưng vẫn đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Có thể kể đếnthịt mềm nhu ức gá, cá, thăn bò,… súp hoặc cháo, các loại trái cây như thanh long, xoài, chuối, đu đủ,…

Đây đều là những loại thực phẩm mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh ung thư nên bổ sung. Để cải thiện thực đơn hiệu quả, bạn có thể đến thăm khám với chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng riêng biệt nhé!

Các loại thực phẩm cần tránh khi truyền hóa chất

Một số loại thực phẩm mà trong thực đơn cho người truyền hóa chất cần phải hạn chế. Mục đích hỗ trợ cải thiện tốt sức khỏe, tránh một số biến chứng không mong muốn:

Đồ ăn có độ cay nóng, quá mặn hay quá ngọt

Những loại thực phẩm này nói chung đều có khả năng tạo áp lực đối với hệ tiêu hóa, làm cho người bệnh rơi vào trạng thái khó tiêu, chán ăn,… Điều này có khả năng làm trầm trọng thêm những tác dụng không mong muốntrong quá trình điều trị, làm bệnh trở nặng hơn.

Chất kích thích, đồ uống có cồn

Tác nhân hàng đầu khiến cho tình trạng ung thư diễn biến nghiêm trọng. Bởi, cồn hay ethanol trong những loại đồ uống này đều có khả năng giết chết những tế bào khỏe mạnh. Từ đó, ngăn chặn quá trình chữa lành cũng như hồi phục tự nhiên của cơ thể.

Thực phẩm có mùi nặng

Quá trình người bệnh truyền hóa chất có thể gây nên những tác dụng phụ, điển hình như buồn nôn. Lúc này, để giúp hạn chế tình trạng trên, người bệnh cần chú ý tránh xa với những loại thực phẩm có mùi như mù tạc, sầu riêng, mắm tôm hay tỏi,…

Đồ ăn chế biến sẵn/ đóng hộp

Cá hộp, thịt hộp,… Thường có chứa nhiều hàm lượng chất bảo quản, đồng thời lại không có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, người bệnh sẽ cần phải hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này trong thực đơn cho người truyền hóa chất. Mà thay vào đó, người bệnh có thể chọn các thực phẩm sạch, có độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao, không có chất bảo quản.

Các loại thực phẩm quá hạn sử dụng và có dấu hiệu của nấm mốc

Có khả năng gây hại không chỉ đối với người bệnh ung thư mà những người khỏe mạnh. Bởi, những thực phẩm này thường có chứa nhiều rủi ro gây hại. Điển hình các loại vi khuẩn: E. coli, Salmonella,… các loại độc tố nấm gồm mycotoxin, aflatoxin.

Thực đơn 7 ngày cho người truyền hóa chất

Dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ gợi ý một thực đơn cho người truyền hóa chất mà bạn có thể tham khảo: (Nam: 170cm, 65kg, 1800kcal)

NgàyBữa sáng Bữa trưa Bữa tối
1Cháo tôm yến mạch

  • Yến mạch: 40g
  • Tôm: 70g
  • Cà rốt: 40g

Bữa phụ:

  • Sữa Supportan: 1 chai
  • Chuối: 150g
  • Cơm gạo lứt: 2 chén
  • Cá ngừ hấp: 70g
  • Súp lơ luộc: 80g

 

  • Cơm gạo lứt: 2 chén
  • Đậu hủ sốt cà (Đậu hủ: 60g, Cà chua: 200g)
  • Canh rau ngót: 80g
2Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 60g
  • Rau, gía: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa Supportan: 1 chai
  • Táo: 150g
  • Cơm gạo lứt độn đậu: 2 chén cơm, 15g đậu đen
  • Cá hồi (nướng): 70g
  • Cà rốt (luộc): 80g
  • Cơm gạo lứt độn đậu: 2 chén cơm, 15g đậu đen
  • Trứng (luộc): 2 quả
  • Cải thìa xào: 80g
3Bún mọc

  • Bún: 180g
  • Mọc: 70g
  • Rau, giá: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa chua ít đường: 1 hủ
  • Khoai lang hấp: 70g
  • Kiwi: 150g
  • Cơm gạo lứt độn đậu: 2 chén cơm, 15g đậu đen
  • Tôm hấp: 80g
  • Soup rau củ ( Củ dền: 30g, Khoai tây: 30g, Cà rốt: 30g)
  • Cơm gạo lứt độn đậu: 2 chén cơm, 15g đậu đen
  • Ức gà nướng: 100g
  • Rau luộc: 80g
4Cháo gà

  • Cháo trắng: 300g
  • Thịt gà: 65g
  • Cà rốt: 50g

Bữa phụ:

  • Sữa Supportan: 1 chai
  • Khoai môn luộc: 70g
  • Cơm lứt (2 chén)
  • Cá basa áp chảo: 70g
  • Canh cải soong: 80g
  • Dưa hấu: 150g
  • Cơm lứt: 2 chén
  • Đậu hũ kho nấm: (Đậu hũ: 60g, nấm rơm: 50g)
  • Rau muống luộc: 80g
5Sandwich trứng ốp la

  • Sandwich: 3 lát
  • Trứng gà: 2 quả
  • Sà lách, cà chua: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa Supportan: 1 chai
  • Bơ: 100g
  • Cơm lứt: 2 chén
  • Tôm rang: 70g
  • Su hào luộc: 80g
  • Cơm lứt: 2 chén
  • Cá lóc kho thơm: (Cá: 70g, Thơm: 40g)
  • Canh rau tần ô: 80g
6Cơm sườn

  • Cơm: 2 chén
  • Sườn: 70g
  • Cà chua, dưa leo: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa chua ít đường: 1 hủ
  • Khoai sọ luộc: 70g
  • Thanh long: 160g
  • Cơm gạo lứt độn đậu: 2 chén cơm, 15g đậu đen
  • Nấm kho tiêu: 80g
  • Bắp cải nấu tôm khô: (Bắp cải: 100g, tôm khô: 15g)
  • Cơm gạo lứt độn đậu: 2 chén cơm, 15g đậu đen
  • Cá lóc (kho): 80g
  • Canh bí đao: 100g
7Miến gà xé

  • Miến: 180g
  • Gà: 70g
  • Giá: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa Supportan: 1 chai
  • Lê: 150g
  • Cơm gạo lứt: 2 chén
  • Chả cá chiên: 70g
  • Canh rong biển, nấu cùng thịt nạc băm: 100g
  • Cơm lứt: 2 chén
  • Thịt nạc (kho): 70g
  • Canh rau bina: 100g

 Lưu ý, giữa những bữa ăn sáng và ăn trưa, hay bữa trưa và bữa tối. Người bệnh có thể ăn thêm 1 bữa phụ. Trong bữa phụ, có thể bổ sung 1 hộp sữa chua, hay một cốc sữa hoặc 200 đến 300g hoa quả, ngũ cốc tùy thích.

Các loại sữa tốt cho người truyền hóa chất

Người truyền hóa chất luôn đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng cao, tuy nhiên cũng cần lưu ý nhiều điều. Do đó, việc xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất sao cho khoa học cũng gặp khá nhiều khó khăn, bởi phải đảm bảo đủ các chất sinh năng lượng như đạm, tinh bột, béo cùng những chất không sinh năng lượng như khoáng chất, vitamin.

Để có thể đảm bảo dinh dưỡng cho người truyền hóa chất, bổ sung thêm sữa chính là giải pháp hiệu quả. Hãy để các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition gợi ý đến bạn một số sản phẩm sữa có thể được bổ sung trong thực đơn nhé!

Delical

  • Delical Pháp là sản phẩm sữa dạng nước, dễ uống và dễ sử dụng đối với người ung thư. Sản phẩm hỗ trợ đáp ứng yêu cầu cao về nguồn năng lượng, giúp hồi phục cơ thể sau hóa trị.
  • Sữa Delical trong 200ml có chứa 300kcal cùng cung cấp 20g protein – Thành phần chủ chốt trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp tế bào. Đồng thời, sản phẩm còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng, calo cao với nhiều phức hợp vitamin như A, E, D, K công thêm các vitamin nhóm B (B1, 3, 5, 6, 9, 12,…) có ích cho việc làm lành vết mổ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Thêm vào đó là những khoáng chất có lợi như protein, canxi, natri, sắt, photpho, magie,… hỗ trợ ổn định thể trạng yếu ớt của người bệnh.

Supportan

Sữa Supportan cho bệnh nhân ung thư

  • Dòng sữa Supportan là dòng chuyên biệt dành riêng cho người bệnh ung thư. Sản phẩm mang lại nguồn cao năng lượng cùng với các thành phần dinh dưỡng tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu cũng như khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh. Supportan được nhập khẩu trực tiếp từ Đức với nhiều ưu điểm trong hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe của người dùng, điển hình là người bị ung thư.
  • Supportan là sản phẩm bổ sung đường uống, hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng, giàu đạm, giàu chất béo tốt như DHA, EPA từ dầu cá,tăng cường chất xơ, Trong đó sữa có chất béo chuỗi trung bình (MCT) và không chứa Lactose, gluten.
  • Hiện Supportan được khuyên dùng cho người bệnh ung thư, suy dinh dưỡng, ,… Bên cạnh đó, sữa được thiết kế với công thức hoàn toàn phù hợp với khuyến cáo của Hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa Châu Âu (ESPEN) – phù hợpcho người bệnh ung thư.

Fresubin 2kcal

Kabi Fresubin 2kcal Fibre -1

  • Fresubin 2kcal được thiết kế đáp ứng nhu cầu cao về mặt năng lượng trong 1 thể tích sữa (cung cấp khoảng 400 kcalo trong mỗi chai với dung tích là 200ml) – Hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất cho người bệnh. Dòng sản phẩm hiện được nhập khẩu trực tiếp từ Đức.
  • Fresubin 2kcal có chứa hàm lượng đạm cao (20g protein), giúp tái tạo cũng như duy trì khối cơ, cải thiện khả năng vận động giúp người bệnh ung thư nhanh chóng hồi phục tốt sau thời gian điều trị kéo dài. Đồng thời, sữa cũng cung cấp đủ hàm lượng đạm nên người bệnh ung thư cũng giảm bớt tình trạng suy mòn, hay tử vong.
  • Mặt khác, Fresubin 2kcal còn cung cấp đủ cho cơ thể 13 loại vitamin cùng 15 loại khoáng chất khác nhau, giúp cải thiện khả năng hấp thu, tăng cường hệ thống miễn dịch. Hiện Fresubin 2kcal có hương vanilla thơm ngon, béo ngậy, dễ uống đối với người bệnh.

Orgalife NAVIE OMEGA X2

NAVIE OMEGA X2
NAVIE OMEGA X2

Thực phẩm NAVIE OMEGA X2 được biết đến là bữa ăn cao năng lượng, có chứa nhiều đạm và g omega 3 – phù hợp với người sụt cân, suy mòn, người bệnh ung thư, hay người đang có nhu cầu bổ sung dưỡng chất năng lượng cao. Dòng sản phẩm với nhiều điểm nổi bật:

  • Năng lượng cao (1,5kcal/ml từ 100% nguyên liệu tự nhiên, lành mạnh và đảm bảo an toàn). Hỗ trợ cung cấp khoảng 26 loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Với phức hợp Arginine, RNA nucleotides có trong sữa sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật, ức chế quá trình phát triển của khối u.
  • Duy trì sức khỏe của hệ cơ: Hàm lượng protein hoàn chỉnh từ thực và động vật có trong NAVIE OMEGA X2 sẽ cung cấp đến 18 acid amin gồm 9 loại acid amin thiết yếu cho cơ thể không thể tự tổng hợp. Do đó hạn chế được sự sụt giảm các khối cơ, duy trì tốt chức năng cơ bắp.
  • Có đạm thủy phân hoàn chỉnh nên hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa.
  • Sữa giàu EPA (750mg/200ml) giúp kháng viêm, cải thiện vị giác và giúp người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn, bảo toàn tỷ lệ giữa khối cơ và cân nặng.
  • Chất béo không bão hòa như MUFA, PUFA từ dầu thực vật sẽ giúp giảm LDL, cholesterol toàn phần. Hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển bệnh liên quan đến tim mạch.
  • FOS cùng chất xơ tự nhiên từ rau củ quả tốt đối với hệ tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Đây là top 4 dòng sữa hỗ trợ tốt cho người truyền hóa chất, bạn có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình để cải thiện sức khỏe được tốt nhất.

Những việc cần tránh khi truyền hóa chất

Đi kèm với thực đơn cho người truyền hóa chất sẽ có một số lưu ý cần tránh để đảm bảo quá trình điều trị của bạn đạt tính hiệu quả. Bao gồm:

Làm việc quá mức

Tác dụng phụ thường gặp khi truyền hóa chất là mệt mỏi, uể oải. Do đó, người bệnh không nên làm việc quá mức để tránh cơ thể kiệt sức. Thay vào đó hãy cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, nếu cần có thể chợp mắt một vài giấc ngắn trong ngày.

Nhiễm trùng

Vì hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Lúc này người bệnh có thể tránh bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước ấm, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, hay xử lý đồ ăn sống.

Ăn đồ sống

Thực phẩm sống hay chưa được nấu chín có thể chứa nhiều vi khuẩn gây tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt đối với sức khỏe người bệnh ung thư. Do đó hãy chú ý ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn nhé!

Ăn quá no

Truyền hóa chất có thể gây nên tình trạng chán ăn do tác dụng phụ từ thuốc. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải ăn mặc dù không cảm thấy đói. Thay vì ăn quá no trong một bữa, hãy chia nhỏ các bữa ăn. Vì nếu ăn quá no sẽ gây tình trạng buồn nôn.

Đồ ăn có độ cứng, chua cay

Khi truyền hóa chất có thể làm thay đổi miệng, cổ họng, ví dụ như tăng độ nhạy cảm, loét miệng. Do đó, người bệnh cần tránh ăn đồ có khả năng gây kích ứng thêm cho những cơ quan này, điển hình như thức ăn cứng, có tính axit, cay nóng,…

Uống rượu

Rượu có thể làm trầm trọng thêm một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, ví dụ mất nước, lở miệng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn còn gây thêm áp lực lên gan.

Hút thuốc

Thuốc lá có thể làm giảm khả năng miễn dịch, chậm lành vết thương và tăng nguy cơ mắc thêm những bệnh khác. Đồng thời, hút thuốc sẽ có tác dụng tiêu cực lên quá trình điều trị ung thư như gây buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, cân nặng, giảm hiệu quả của truyền hóa chất.

Tránh tia cực tím

Truyền hóa chất có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Người bệnh cần bôi kem chống nắng nếu phải ra ngoài hơn 15 phút, sử dụng loại có chỉ số SPF cao và thoa trước khi ra ngoài khoảng 30 phút.

Thiết kế thực đơn cho người truyền hóa chất cùng bác sĩ dinh dưỡng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng

Đội ngũ NRECI

Xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất sẽ luôn đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ thành phần dinh dưỡng, cũng như nhu cầu của người bệnh. Quá trình này có thể khiến bạn mất nhiều thời gian, đặc biệt là người mới bắt đầu. Vì biết được nỗi lo của nhiều người bệnh, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng với đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giỏi sẽ sẵn sàng hỗ trợ đồng hành cùng người bệnh trong dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Khi sử dụng dịch vụ này, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi hỗ trợ tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng thể trạng. Điều này cũng giúp bạn đạt được tính hiệu quả trong điều trị, nâng cao khả năng hồi phục.

Tóm lại, xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất là điều cần thiết mà không thể xem nhẹ, nhằm giúp người bệnh duy trì tốt trạng thái sức khỏe xuyên suốt trong quá trình điều trị. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến thực đơn dinh dưỡng cho người truyền hóa chất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Đội ngũ nhân viên, chuyên gia Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong tư vấn, giải đáp chi tiết nhất.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn cho người truyền hóa chất 7 ngày theo chuyên gia




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition