Thực đơn cho phụ nữ sau sinh nhiều sữa 7 ngày theo chuyên gia

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Thực đơn cho phụ nữ sau sinh nhiều sữa cần đảm bảo được bổ sung đủ các dưỡng chất, uống nhiều nước và hạn chế ăn các thực phẩm gây khó tiêu,…

Lựa chọn một thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo sao cho cung cấp đủ dinh dưỡng và có sự cân bằng. Nó không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục sức khỏe người mẹ và còn giúp đảm bảo người mẹ có đủ sữa cho con bú. Hiểu được nỗi lo của nhiều người mẹ, các bác sĩ dinh dưỡng H&H Nutrition sẽ giúp bạn biết được thực đơn và một số điểm cần lưu ý trong ăn uống, giúp bổ sung đủ dinh dưỡng và các bé có thể phát triển tốt nhất.

Thực đơn cho phụ nữ sau sinh nhiều sữa

tre-so-sinh-uong-sua-ngoai-co-tot-khong-1

Để xây dựng một thực đơn cho phụ nữ sau sinh có nhiều sữa trong một tuần. Các mẹ có thể tham khảo qua thực đơn được cung cấp bởi các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của H&H Nutrition nhé!

Phù hợp cho mẹ bỉm sữa khoảng 60-65kg (2100 kcal, P:L:G = 21%:26%56%):

Ngày Bữa sángBữa trưaBữa tối
1– Cháo gà (Gạo 60g, Thịt gà 100g, rau củ 100g)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh bí xanh nấu cùng sườn (100g bí xanh, 3-4 miếng sườn)

– Thịt và trứng kho (1 quả trứng, 50g thịt)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Bông cải xanh hấp (100g)

– Canh gà + rau củ hầm (1 cánh gà, 100g rau củ)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

2– Bánh mì (1 ổ) + trứng ốp la chín (2 quả)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh rau ngót + thịt bằm

– Gà rang với gừng (100g thịt, gừng)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh mướp đắng thịt thịt bằm

– Cá nục sốt cà (cá 80g, cà chua)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

3– Soup (Rau củ 80g, nấm 50g, trứng 1 quả, bột mì 10g, bắp hạt 50g)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh bí đỏ + xương hầm (100g bí, 3-4 miếng sườn)

– Thịt heo luộc (80g)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh bầu nấu cùng tôm (bầu 100g, tôn 2 con)

– Thịt gà luộc (80g)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

4– Phở bò (1,5 chén bánh phở, thịt bò 100g, 50g rau củ)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh sườn + cà rốt (100g cà rốt, 3-4 miếng sườn)

– Cá hồi áp chảo (100g)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh cải cúc (100g rau)

– Rau cải xào với thịt bò (thịt bò 100g, rau củ 80g)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

5– Nui xào tôm (Nui luộc 140g, tôm 100g, rau củ 100g)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Gà hầm cùng táo đỏ và hạt sen (gà 100g, 3-4 quả táo đỏ, hạt sen 20g, rau củ 80g)

– Rau củ luộc (100g)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Rau lang xào tỏi (80g)

– Cá diêu hồng hấp cùng gừng và sả (100g thịt)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

6– Bánh canh cá lóc (Bánh canh 140g, cá lóc 80g, rau đắng, giá đậu xanh)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Rau dền luộc (100g)

– Tôm (hấp nước dừa 100g tôm)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh bông thiên lý nấu cùng thịt (20g thịt, 100g thiên lí)

– Cá chép kho nghệ (100g cá)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

7– Bún măng vịt (bún 140g, vịt 80g, măng, rau sống 80g)

– Sữa chua không đường (1 hủ 100g)

– Trái cây: 100g

– Cơm (2 chén lưng)

– Canh thảo dược nấu với móng giò (2 khoang giò)

– Cá bống kho tiêu (50g cá)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

– Cơm (2 chén lưng)

– Rau củ hấp (100g)

– Hến xào sả ớt (hến 50g)

– Mực hấp hành (80g mực)

– Trái cây: 100g

Phụ: Sữa tươi không đường 200ml

Đa dạng thực phẩm là điều rất quan trọng đối với thực đơn đơn cho phụ nữ sau sinh, không kiêng khem quá mức và ăn thiếu rau củ, quả sẽ làm thiếu vitamin, khoáng chất. Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cũng như lượng tiết sữa của mẹ bỉm.

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng sẽ tăng dần do sự biến đổi về chuyển hóa, tăng cân, tích lũy mỡ, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, tạo sữa cho con bú,… Do đó, thực đơn cho phụ nữ sau sinh sẽ cần đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

Năng lượng

Việc bổ sung năng lượng  cho các bà mẹ đang cho con bú phụ thuộc nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của mỗi người mẹ, cũng như mức độ tăng cân trong thời gian mang thai. Theo các khuyến nghị về nhu cầu năng lượng cho người Việt Nam, mẹ đang cho con bú cần được cung cấp thêm 500 kcal/ngày.

Độ tuổi Hoạt động thể lực
Nhẹ Trung Bình
20 đến 2917602050
30 đến 4917302010
Người mẹ cho con bú+ 500

Nhu cầu cung cấp đạm

Bữa ăn của người mẹ sẽ cần phối hợp giữa đạm động vật và thực vật. Những thực phẩm từ đạm động vật như thịt, trứng, cá, sữa, cua, tôm, thủy hải sản,… Đi kèm với đạm thực vật là đậu xanh, đậu tương, vừng, lạc,… cần được bổ sung cho người mẹ

Nhu cầu khuyến nghị bổ sung đạm cho người mẹ đang cho con bú được ước tính:

Độ tuổi % năng lượng từ đạm/ tổng năng lượng của khẩu phần Nhu cầu khuyến nghị lượng đạm
(g/ngày)
Yêu cầu về tỷ lệ đạm động vật
(%)
g/kg/ngàyg/ngày
20 đến 2913 – 201,1360>= 30
30 đến 4913 – 201,1360>= 30
Người mẹ cho con bú
6 tháng đầu+ 19>= 35
6 đến 12 tháng+ 13>= 35

Nhu cầu bổ sung chất béo

Chất béo đặc biệt quan trọng đối với thời gian người mẹ mang thai và cho con bú, quan trọng nhất là chất béo có tham gia vào quá trình hình thành, cũng như hỗ trợ phát triển não bộ cho bé trong quá trình mang thai.Nhu cầu khuyến nghị bổ sung chất béo cho người mẹ đang cho con bú được ước tính:

Độ tuổi % năng lượng khẩu phần

(kcal)

Nhu cầu chất béo khuyến nghị

(g/ngày)

20 đến 2920 – 2546 – 57
30 đến 4920 – 2545 – 56
Bà mẹ cho con bú20 – 30+ 10

Nhu cầu bổ sung chất bột

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều chất bột (glucid) đẻ bổ sung thêm năng lượng. Việc ăn đủ lượng chất bột cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo.

Độ tuổi Nhu cầu bổ sung chất bột khuyến nghị

(g/ngày)

20 đến 29320 – 360
30 đến 49290 – 320
Người mẹ cho con bú+ (50 đến 55)

Nhu cầu bổ sung vi chất

Tăng cường các loại vitamin và khoáng chất trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh sẽ giúp các bé phát triển và đáp ứng được nhu cầu của người mẹ. Dưới đây là một số khoáng chất và vitamin cần thiết, chú ý bổ sung:

Vi chất Nhu cầu khuyến nghị
Canxi1300 (mg/ngày)
Sắt– Độ tuổi 20 đến 29 tuổi:

  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 10%: 26,1 (mg/ngày)
  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 15%: 17,4 (mg/ngày)

– Độ tuổi từ 30 đến 49 tuổi:

  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 10%: 26,1 (mg/ngày)
  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 15%: 17,4 (mg/ngày)

– Người mẹ chưa có kinh trở lại:

  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 10%: 13,3 (mg/ngày)
  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 15%: 8,9 (mg/ngày)

– Người mẹ đã có kinh trở lại:

  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 10%: 26,1 (mg/ngày)
  • Theo giá trị sinh học của khẩu phần 15%: 17,4 (mg/ngày)
Kẽm– Mức hấp thu kém:

  • 0 đến 3 tháng: 22 mg/ngày
  • 4 đến 6 tháng: 22 mg/ngày
  • 7 đến 12 tháng: 22 mg/ngày

– Mức hấp thu vừa:

  • 0 đến 3 tháng: 11 mg/ngày
  • 4 đến 6 tháng: 11 mg/ngày
  • 7 đến 12 tháng: 11 mg/ngày

– Mức hấp thu tốt:

  • 0 đến 3 tháng: 6,6 mg/ngày
  • 4 đến 6 tháng: 6,6 mg/ngày
  • 7 đến 12 tháng: 6,6 mg/ngày
Iod250 μg/ngày
Vitamin AKhông nên dùng quá liều (3000 µg (10000 IU)/ngày) hay 7500 µg (25000 IU)/tuần
Vitamin D20 mcg/ngày
Vitamin K150 mcg/ngày
Vitamin E7
Vitamin B1– Từ 20 đến 29 tuổi: 1,1 mg/ngày

– Từ 30 đến 49 tuổi: 1 mg/ngày

– Mẹ đang cho con bú: + 0,2 mg/ngày

Vitamin B2– Từ 20 đến 29 tuổi: 1,2 mg/ngày

– Từ 30 đến 49 tuổi: 1,2 mg/ngày

– Mẹ đang cho con bú: + 0,6 mg/ngày

Vitamin B62 mg/ngày
Folate500 µg/ngày
Vitamin B122,8 mg/ngày
Vitamin C– Từ 20 đến 29 tuổi: 100

– Từ 30 đến 49 tuổi:100

– Mẹ đang cho con bú: + 45

Choline550 mg/ngày

Để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như nhu cầu khuyến nghị, thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần bổ sung và làm đa dạng với một số thực phẩm sau, hỗ trợ tốt cho sức khỏe và cung cấp đủ chất cho con:

Sau sinh mổ ăn gì

Đạm: Mẹ nên chọn bổ sung thực phẩm đạm chất lượng từ trứng, thịt, đậu đỗ, cá, sữa,… Số lượng thực phẩm có thể ước tính là 100g thịt/cá sẽ cung cấp khoảng 20g đạm, 100g đậu phụ sẽ cung cấp 10g đạm, và 6,5 đơn vị sữa/ngày (người mẹ uống sữa hay ăn các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua). Đồng thời người mẹ cũng nên ăn cá ít nhất 3 lần trong tuần.

Chất béo: Các chuyên gia khuyến khích sử dụng chất béo có nhiều acid béo không no chuỗi dài đa nối đôi như n3 và n6, EPA, DHA (hiện có nhiều trong dầu cá, một vài loài cá mỡ, dầu thực vật,…). Lượng chất béo này rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của các bé.

Thực phẩm giàu canxi: Cách tốt nhất cho người mẹ khi cho con búlà sử dụng canxi từ các loại thực phẩm. Các loại thức ăn như cua, tôm đồng, ngao, trứng, sò, tôm nõn, cá hồi,… cũng có hàm lượng canxi phong phú. Do đó, người mẹ nên ăn uống đầy đủ, đảm bảo tính đa dạng nhiều rau, củ, quả, hải sản, và không nên quá kiêng khem.

Thực phẩm giàu hàm lượng kali (nếu người mẹ có tăng huyết áp đi kèm) sẽ cần bổ sung các loại thực phẩm như: Cá ngừ, cá thu, cá chép, gan heo, gan gà, thịt bò, cua biển, xà lách, cần tây, bí đỏ, mồng tơi, rau ngót,…

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (nếu người mẹ có đái tháo đường đi kèm) nên bổ sung: trái cây ít ngọt (cam, bưởi, quýt, táo, mận, ổi,…), nên thay thế các cử cơn trắng bằng cơm gạo lứt, khoai,… và tăng cường lượng rau xanh

Phụ nữ sau sinh nên bổ sung đầy đủ các chất đạm, béo, thực phẩm giàu canxi và hàm lượng kali để cung cấp đủ chất cho con

Phụ nữ sau sinh không nên ăn các loại thực phẩm nào?

Trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh, bên cạnh việc bổ sung thêm các món ăn hỗ trợ mẹ lợi sữa thì bạn cũng cần chú ý loại bỏ một số món ăn sau trong thực đơn của mình:

Một vài loại hải sản

Tuy rằng hải sản luôn giàu đạm và hàm lượng chất béo tốt, nhưng có một số loại cá có tiềm ẩn gây nên ngộ độc cao, bởi hàm lượng thủy ngân như cá kiếm, cá thu,… Vì vậy người mẹ cần có sự chọn lọc nguồn hải sản, đảm bảo sức khỏe tránh ngộ độc.

Thực phẩm gây mất lượng sữa

Bắp cải, bạc hà, măng tươi,… cùng một số thực phẩm khác có khả năng ức chế quá trình sản sinh sữa của người mẹ. Do đó nên hạn chế sử dụng hoặc hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Thực phẩm dầu mỡ

Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ sẽ có nhiều calo. Ăn nhiều có thể khiến mẹ tăng cân không kiểm soát, từ đó gây nên những trở ngại trong quá trình lấy lại vóc dáng.

Đồ ăn có nhiều gia vị và cay nóng

Thực phẩm có khả năng làm giảm chất lượng và tạo mùi vị lạ cho sữa mẹ. Bên cạnh đó, đồ ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng thận của người mẹ.

Đồ uống có cồn, chất kích thích, caffein

Cần được loại bỏ rượu bia, hạn chế caffein, chất kích thích trong thực đơn của người mẹ cho con bé. Nhằm tránh làm giảm lượng sữa và ảnh hưởng sức khỏe của các bé.

Đồ ăn có chứa nhiều đường, chất tạo ngọt

Có khả năng làm tăng lượng đường trong máu và tích tụ mỡ thừa, gây nên tình trạng tăng cân mà còn ảnh hưởng đến hành vi của bé. Do đó, người mẹ nên chọn dùng đường có nguồn gốc thiên nhiên.

Không ăn quá mặn

Việc người mẹ ăn quá mặn, cùng ăn ít rau xanh sẽ làm huyết áp tăng cao, tăng nguy cơ bị táo bón.

Một số loại thuốc

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Những chất có trong thuốc có khả năng đi vào dòng sữa mẹ, gây hại trực tiếp đến sức khỏe của em bé.

Phụ nữ sau sinh hãy hạn chế sử dụng ít nhất có thể các đồ ăn chiên xào như gà rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn,…

Thực đơn cho phụ nữ sau sinh cần lưu ý những gì?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, người mẹ sau sinh cần nạp từ 2000 đến 2500 calo mỗi ngày (nếu nuôi con bằng sữa mẹ). Do đó trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Bổ sung đủ năng lượng

Nhu cầu cụ thể của mỗi bà mẹ cho con bé sẽ tùy vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước và trong giai đoạn mang thai:

  • Nhóm trước mang thai và trong khi mang thai có một chế độ dinh dưỡng tốt, đạt được mức cân nặng từ 9 đến 12kg. Người mẹ cần ăn nhiều hơn nhằm đảm bảo năng lượng tăng thêm 500 kcal/ngày (khoảng 3 bát cơm và nguồn thức ăn hợp lý), đạt mức 2260 kcal/ngày đối với người lao động nhẹ và 2250 kcal/ngày đối với những người lao động trung bình.
  • Nhóm bà mẹ trước mang thai và khi mang thai có dinh dưỡng không tốt, mức tăng cân ít hơn 9kg. Lúc này cần cố gắng ăn nhiều và đảm bảo đa dạng hơn những thực phẩm khác nhau, đảm bảo năng lượng có thể tăng thêm là 675 kcal/ngày.

Bổ sung đủ các nhóm chất và đang dạng các loại thực phẩm

Mẹ bầu cần chú ý hơn trong việc đa dạng các nhóm thực phẩm: Thịt cá, trứng, chất béo, rau xanh, hoa quả,… Đồng thời bổ sung đủ lượng sữa hay các chế phẩm từ sữa đã được khuyến cáo trong khoảng thời gian mang thai, cho con bú. Cụ thể mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng  – Bộ Y tế:

(Chèn hình tháp dinh dưỡng)

Trong giai đoạn này, nếu người mẹ muốn giảm cân chỉ cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và chăm tập luyện thể thao. Đồng thời, hạn chế lượng đường và không sử dụng các loại đồ uống có cồn.

Ăn chín, uống sôi

Cơ thể của những mẹ sau sinh thường sẽ yếu hơn so với lúc bình thường, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, người mẹ cần tạo sữa để cho con bú, do đó các mẹ cần ăn các thực phẩm tươi sạch, đã được chế biến vệ sinh và đảm bảo ăn chín uống sôi, tránh gây bệnh cho cả hai mẹ con.

Phụ nữ sau sinh cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm và ăn chín, uống sôi đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé

Thiết kế thực đơn cho cho phụ nữ sau sinh cùng chuyên gia

Để xây dựng được một thực đơn cho phụ nữ sau sinh đôi khi cũng gây nhiều khó khăn cho những người mẹ. Bởi có thể bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu và nên bổ sung, hạn chế loại thực phẩm nào, liều lượng bao nhiêu. Nắm được những nỗi lo của bậc cha mẹ, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng (NRECI) là cơ sở chuyên tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng. Với đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng chuyên môn cao có thể hỗ trợ tốt cho các mẹ bầu trong quá trình xây dựng thực đơn theo một quy trình chuẩn trong tư vấn dinh dưỡng cho các mẹ bầu:

  • Bác sĩ xác định tình trạng dinh dưỡng của mẹ bầu (đánh giá tốc độ tăng cân trong khoảng thời gian mang thai).
  • Tổng hợp thông tin, khai thái và đánh giá khẩu phần ăn của mẹ.
  • Đi kèm sẽ có đánh giá tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh lý, các triệu chứng tiêu hóa, khả năng vận động, tinh thần và giấc ngủ trong khoảng thời gian mang thai.
  • Tư vấn tư vấn dinh dưỡng trực tiếp với bác sĩ..
  • Thông qua đó, chuyên gia sẽ xây dựng thực đơn chi tiết theo từng ngày, từng giai đoạn cho từng cá nhân. Đồng thời có thể hướng dẫn người mẹ theo dõi đường huyết tại nhà, biện pháp dự phòng cùng như xử trí khi có tình trạng hạ đường huyết.

Thực đơn cho phụ nữ sau sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sức khỏe, đồng thời còn giữ vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng để người mẹ tạo sữa cho con bú. Do đó, người mẹ nên xây dựng thực đơn khoa học, không kiêng khem quá mức sau sinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình xây dựng thực đơn, hãy đến gặp các chuyên gia của H&H Nutrition, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn và tư vấn dinh dưỡng. Từ đó chuyên gia cũng có cơ sở hỗ trợ xây dựng thực đơn phù hợp nhất.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Thực đơn cho phụ nữ sau sinh nhiều sữa 7 ngày theo chuyên gia

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Phan Thị Huyền Dịu

Tôi là Phan Thị Huyền Dịu, Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm - Chuyên ngành BQCBNSTP & Dinh dưỡng người. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức dinh dưỡng khoa học, giúp bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn những thực phẩm, sản phẩm phù hợp và lành mạnh để cải thiện sức khỏe gia đình. Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức mỗi ngày.