Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Võ Trà Mi - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng

Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không, nhận biết thế nào, cách điều trị ra sao. Tất cả những câu hỏi trên sẽ được H&H Nutrition chia sẻ ngay sau đây.

Hiện nay, rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường và khi bệnh không thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết có thể gây ra biến chứng. Tiểu đường biến chứng qua phổi là hiện tượng không hiếm, khiến người bệnh và gia đình lo lắng.

Vì sao bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi?

Tiểu đường biến chứng qua phổi xuất hiện do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các thành tố protein là chất tạo nên tính đàn hồi của đường dẫn khí, tác động đến mao mạch phổi. Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị xẹp đường dẫn khí và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường còn bị giảm độ đàn hồi của phổi, giảm vận chuyển khí CO (do giảm lượng máu mao mạch phổi).

Tiểu đường biến chứng qua phổi

Tiểu đường biến chứng qua phổi là hiện tượng không hiếm

Người bệnh tiểu đường thường bị suy giảm hệ miễn dịch, dẫn tới nguy cơ thường xuyên bị viêm nhiễm đường hô hấp.Ngoài ra, tiểu đường làm dày thành động mạch phế nang cũng như thành mao mạch phế nang (nơi trao đổi khí của cơ thể với môi trường xung quanh) dẫn đến giảm quá trình trao đổi khí của cơ thể. Đó là những nguyên nhân tiểu đường dễ biến chứng qua phổi.

Tiểu đường biến chứng qua phổi chủ yếu là do giảm đàn hồi đường dẫn khí, suy giảm hệ miễn dịch, dày thành động mạch phế nang và thành mao mạch phế nang,…

Dấu hiệu bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi

Tiểu đường biến chứng qua phổi ảnh hưởng đến sức khỏe dần dần, nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Một số dấu hiệu của bệnh bạn nên biết để chủ động tầm soát sớm là: Sốt, viêm phổi, đổ mồ hôi, tim đập loạn nhịp, cảm giác ớn lạnh, đau ngực, khó thở, ho, sưng bàn chân, ăn không ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, lú lẫn, có đờm do ho,…

Bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi là tình trạng nguy hiểm, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

Mức độ bệnh tiểu đường: Giai đoạn bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe ở các cấp độ khác nhau. Bệnh tiểu đường giai đoạn nặng khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ cho sức khỏe hơn.

Phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng của người bệnh: Mỗi giai đoạn nhất định, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh đáp ứng với liệu pháp điều trị càng tốt, đường huyết được kiểm soát thì càng giảm bớt nguy cơ nguy hiểm.

tổn thương phổi sau covid 1

Mức độ nguy hiểm của tiểu đường biến chứng qua phổi phụ thuộc nhiều yếu tố

Bệnh lý đi kèm: Người bị tiểu đường biến chứng qua phổi nếu mắc nhiều bệnh lý đi kèm như viêm phổi, suy thận, bệnh thận, nhiễm khuẩn,… sẽ nguy hiểm hơn.

Tình trạng dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe, hỗ trợ khả năng điều trị bệnh. Người bệnh cần có thực đơn hợp lý, lành mạnh để giảm bớt nguy cơ khó lường.

Tuổi: Tuổi tác cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi. Những người lớn tuổi sức khỏe suy giảm dễ gặp phải biến chứng nặng.

Tiểu đường biến chứng qua phổi là hiện tượng nguy hiểm. Cần chú ý các yếu tố như mức độ bệnh, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, những bệnh lý đi kèm, tuổi tác, tình trạng dinh dưỡng,… để kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi

Bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi được chỉ định điều trị nội khoa. Người bệnh được thăm khám, chẩn đoán, thực hiện các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Một số phương pháp chính để điều trị bệnh là:

Kiểm soát đường huyết: Bệnh nhân được xét nghiệm đường huyết, đánh giá mức độ bệnh. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có lợi từ động vật, thực vật và các thực phẩm bổ sung nếu cần. Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp với tình hình sức khỏe như đi bộ, tập các bài thể dục, đạp xe,… Đồng thời, sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường đúng theo khuyến nghị của bác sĩ.

Kiểm soát các các biến chứng tùy theo từng cá thể bệnh: Tùy trường hợp từng người, bác sĩ sẽ có các phương pháp kiểm soát biến chứng có thể xảy ra như lao phổi, viêm phổi,…

Hạn chế thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân ảnh hưởng rất xấu đến phổi nên người bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi cần bỏ thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc thụ động.

Để điều trị bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi, cần áp dụng nhiều phương pháp như kiểm soát đường huyết (dùng thuốc, dinh dưỡng và vận động khoa học), hạn chế biến chứng, hạn chế thuốc lá,…

Các phương pháp phòng tránh bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI (Đơn vị bảo trợ chuyên môn của H&H Nutrition): Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Người bị tiểu đường thường lo lắng cho sức khỏe dẫn đến ăn uống kiêng khem quá mức làm cho thể trạng của người bệnh suy yếu. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.

benh-lao-phoi-nen-an-gi

Để phòng bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi tại nhà cần chú ý kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng với quy tắc 3 đúng như sau:

Đúng lượng:

  • Năng lượng: Bảo đảm cung cấp 30kcal/kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày.
  • Protid: Đáp ứng 15 – 20% tổng năng lượng.
  • Glucid: Đáp ứng 55 – 65% tổng năng lượng. Bệnh nhân nên sử dụng các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp.
  • Lipid: Đáp ứng 20 – 30% tổng năng lượng. Người bệnh lưu ý lựa chọn acid béo chưa no một nối đôi – acid béo chưa no nhiều nối đôi – acid béo no với tỷ lệ bằng nhau trong tổng số lipid.
  • Nên ăn 4 – 6 bữa mỗi ngày gồm 3 bữa chính và các bữa phụ.

Đúng loại:

  • Tinh bột: Nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình như gạo lứt, yến mạch, hạn chế đồ ăn có chỉ số đường cao như bánh chưng, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bánh mì,…
  • Chất béo: Nên ưu tiên thực phẩm giàu chất béo omega 3 như cá hồi, cá thu,….Hạn chế chất béo bão hòa từ mỡ heo, mỡ bò, nội tạng động vật,..
  • Đạm: Ưu tiên chọn đạm có giá trị sinh học cao, ưu tiên đạm trắng như thịt gà, cá, đậu đỗt, đạm đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt trâu cần hạn chế dưới 500gr/tuần.

Đúng cách:

  • Nên ưu tiên chế biến thực phẩm bằng cách hấp, luộc, hạn chế chiên nướng ở nhiệt độ cao.
  • Áp dụng quy tắc ăn ngược, rau trước rồi đến thịt cá và cơm.
  • Nên theo dõi đường huyết lúc đói và sau khi ăn 2h, có thể theo dõi đường huyết liên tục bằng máy CGM.
  • Xử trí hạ đường huyết đúng cách: Nếu bị hạ đường huyết cần lập tức áp dụng quy tắc 15/15. Cụ thể, tiêu thụ 15g carbs rồi kiểm tra sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn dưới 70mg/dL thì tiếp tục dùng khẩu phần ăn 15g carbs, lặp lại đến khi đường huyết trong máu ít nhất là 70mg/dL. Khi đường huyết ổn định bình thường nên ăn một bữa chính hoặc bữa nhẹ.

Những loại thức ăn tương đương 15g Glucose có thể lựa chọn:

  • 2 – 3 viên đường glucose
  • Nửa ly nước hoa quả bất kỳ
  • Nửa ly nước ngọt
  • Một cốc sữa
  • 5 – 6 viên kẹo
  • 15ml hoặc 1 thìa canh đường hoặc mật ong

Ngoài ra, bệnh nhân cần kiểm soát bệnh lý đi kèm như thận, gout, tăng huyết áp,… Đi kèm với đó là áp dụng các biện pháp kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động, giữ tinh thần tích cực, thoải mái.

Để phòng tránh tiểu đường biến chứng qua phổi tại nhà, bệnh nhân cần ăn uống đúng lượng, đúng loại, đúng cách, trang bị kiến thức xử trí hạ đường huyết, kiểm soát bệnh lý đi kèm và có một chế độ vận động hợp lý.

Các loại sữa tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Một số loại sữa tốt cho người tiểu đường là:

Fontactiv Diabest

Sữa Fontactiv Diabest nhập khẩu từ Tây Ban Nha là dành riêng cho người tiểu đường. Với chỉ số đường huyết GI thấp là 37, sản phẩm này giúp kiểm soát đường huyết sau khi ăn. Thực phẩm với chỉ số GI thấp giúp ngăn chặn sự tăng đường huyết sau bữa ăn và duy trì mức độ ổn định.

  • Với nguồn năng lượng 230kcal/240ml, tương đương 1kcal/ml, sữa Fontactiv Diabest còn chứa isomaltulose, giúp giải phóng năng lượng một cách từ từ.
  • Với 10g Protein chủ yếu từ đạm Whey, sản phẩm này giúp dễ tiêu hóa và hấp thu, duy trì khối cơ và khả năng vận động lâu dài.
  • Chứa 4,6 gam chất xơ, sữa hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn một cách dễ dàng.
  • Hệ chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch bao gồm SFA, MUFA, PUFA, ALA.
  • Vitamin C, Kẽm, và Đồng hỗ trợ cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
  • Với Calci, Phốt pho và Magie, sản phẩm này cũng tốt cho sức khỏe xương.
  • Crom, Magie và Biotin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết ổn định.

Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control
Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control là một sản phẩm dinh dưỡng y học cân bằng và đầy đủ từ Thụy Sĩ, được thiết kế đặc biệt cho chế độ ăn của những người có đái tháo đường hoặc rủi ro cao về đái tháo đường, khiến đường huyết tăng cao. Với chỉ số đường huyết thấp, tuân thủ khuyến nghị quốc tế (GI=28) và không chứa glucose và fructose, đây là lựa chọn phù hợp cho người bệnh đái tháo đường hoặc có đường huyết cao.

  • Mỗi ly sữa chuẩn cung cấp 11.3g protein, 4.79g chất xơ và 253 kcal.
  • Với 50% đạm Whey chất lượng cao, sữa Boost Glucose Control giúp bổ sung protein chất lượng để duy trì khối cơ.
  • Sữa có 80% chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch, sản phẩm còn chứa các chất chống oxy hóa như Selenium, Vitamin C, E và beta-carotene.
  • Sữa cung cấp hàm lượng Carbohydrate cần thiết hàng ngày cùng hơn 26 loại Vitamin và nhiều khoáng chất khác.
  • Giàu chất xơ (100% hòa tan) giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, đồng thời không chứa Lactose và Gluten, giảm nguy cơ tiêu chảy.
  • Với sự kết hợp của Canxi và Vitamin D, sản phẩm này hỗ trợ cho xương chắc khỏe.

Peptamen

Sữa Peptamen cho người ung thư
Sữa Peptamen

Mỗi ly sữa peptamen cung cấp 250 kcal năng lượng; 11,3g protein; 7,8g chất béo; 31g carbohydrate.

  • Sữa Peptamen sử dụng công thức thủy phân 100% whey để tạo ra peptides, trong đó 70% triglyceride là chuỗi chất béo tốt (MCT). Nguồn protein của sữa Peptamen được thủy phân, hỗ trợ cải thiện việc tiêu hóa và đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân có tiêu hóa chậm, dịch tồn lưu nhiều trong dạ dày.
  • Chất béo trong sữa Peptamen, chiếm 70% là chất béo chuỗi trung bình (MCT – Medium chain triglycerides), dễ hấp thu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Sữa bột Peptamen 400g Nestle cung cấp tới 30 loại Vitamin như A, C, E, K… và nhiều loại khoáng chất như Natri, Kẽm, Selen… Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp năng lượng thiếu hụt, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, sữa bột Peptamen cung cấp sự thuận tiện cho người bệnh.

Ngoài ra, bảng thành phần của sữa bột Peptamen không chứa gluten, phù hợp với những người cần loại trừ gluten khỏi chế độ ăn.

Glucerna

Sữa cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Sữa Glucerna

Một ly pha chuẩn của Sữa Tiểu Đường Glucerna bao gồm các thành phần sau: Năng lượng 225 kcal/237ml, tương đương 1kcal/ml, hàm lượng đạm cao đạt 10.8g, chất béo 8.3g, 21.5g chất đường bột, 28 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Sữa Glucerna có hệ bột đường tiên tiến, giúp duy trì chỉ số đường huyết ổn định, được tiêu hóa dần giúp duy trì sự ổn định của đường huyết; hỗn hợp chất béo đặc chế giàu acid béo không no một nối đôi (MUFA) và Omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch. Sản phẩm đầy đủ các dưỡng chất bổ sung dinh dưỡng, thay thế hoàn toàn cho bữa chính hoặc bữa phụ.

Hàm lượng Inositol trong sữa cao, với chỉ số GI <55, giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Công thức của Glucerna còn bổ sung FOS, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và duy trì đường huyết ổn định.

Người bệnh tiểu đường biến chứng qua phổi có thể sử dụng thêm các loại sữa như Glucerna, Peptamen, Fontactiv, Boost glucose control để cải thiện sức khỏe, kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Trên đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition về tình trạng tiểu đường biến chứng qua phổi để bạn đọc có thêm kinh nghiệm chăm sóc người thân hợp lý, hiệu quả, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition