Bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không? 3 Lưu ý cho người tiểu đường

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai sợ không, người bị tiểu đường nên ăn khoai sọ như thế nào để không ảnh hưởng đường huyết. Tất cả sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây của H&H Nutrition. Cùng tìm hiểu nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai sọ

Khoai sọ là loại củ quen thuộc ở Việt Nam, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Không chỉ có vị ngọt nhẹ, béo, bùi mà khoai sọ còn giàu dưỡng chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện lượng đường trong máu, nâng cao sức khỏe đường ruột, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ giảm cân.

Trong 132g khoai sọ nấu chín cung cấp đến 187 calo. Lượng calo từ khoai sọ chủ yếu từ carbs, ít từ protein và chất béo. Bên cạnh đó, trong 132g khoai sọ còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như:

  • Chất xơ: 6.7g
  • Mangan: 30% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin B6: 22%DV
  • Vitamin E: 19% DV
  • Kali: 18% DV
  • Đồng: 13% DV
  • Vitamin C: 11% DV
  • Photpho: 10% DV
  • Magie: 10% DV

Khoai sọ giàu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà các bữa ăn thường không nhận đủ  như chất xơ, kali, magie, vitamin C và E. Do đó, khi xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày, mọi người cần chú ý bổ sung khoai sọ để được đa dạng thực phẩm.

Bên cạnh các vitamin, khoáng chất cần thiết, trong khoai sọ còn giàu tinh bột kháng – đây là tinh bột có chức năng tương tự như chất xơ hòa tan đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ vậy, trong khoai sọ còn chứa hợp chất có nguồn gốc thực vật gọi là polyphenol. Hợp chất này có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Khoai sọ là loại khoai giàu dưỡng chất, nhất là chất xơ, cùng nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe mà con người thường hay thiếu. Bao gồm: kali, mangan, magie, vitamin C và E. Ngoài ra, trong khoai sọ còn chứa tinh bột kháng cùng hợp chất polyphenol nên càng đem đến nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được khoai sọ không

Bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không? 3 Lưu ý cho người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có ăn khoai sọ được không là điều mà nhiều người bệnh và người thân quan tâm. Việc nắm rõ thực phẩm nên ăn và không nên ăn sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, ổn định.

Mặc dù củ khoai sọ giàu tinh bột nhưng lại chứa hai loại carbohydrate có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, cụ thể là giàu chất xơ và tinh bột kháng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung khoai sọ vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Chất xơ là một loại carbohydrate không thể tiêu hóa được trong cơ thể. Vì thế, chất xơ không được hấp thụ nên không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đồng thời, chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các loại carbs khác, từ đó ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều chất xơ với lượng đến 42g mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu khoảng 10mg/d ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Không chỉ chất xơ, trong khoai sọ còn giàu tinh bột kháng. Loại tinh bột này không bị phân hủy bởi các enzyme trong ruột non của người, do đó con người không thể tiêu hóa, hấp thu nên không làm tăng lượng đường trong máu. Khoảng 12% tinh bột trong củ khoai sọ nấu chín là tinh bột kháng, nên khoai sọ trở thành một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường.

Có thể thấy, sự kết hợp giữa tinh bột kháng và chất xơ làm cho khoai sọ trở thành loại khoai cung cấp carb tốt, vừa làm chậm quá trình tiêu hóa, vừa làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn. Đặc biệt tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Các lưu ý khi ăn khoai cho cho người tiểu đường

Bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không? 3 Lưu ý cho người tiểu đường

Dựa vào chỉ số đường huyết GI của khoai sọ ở mức GI=58. Mặc dù đây là chỉ số trung bình nhưng khi ăn người bệnh tiểu đường cũng cần biết cách ăn và chế biến sao cho đúng để không ảnh hưởng đến đường huyết.

Theo các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên ăn khoai sọ luộc hoặc hấp, nên ăn cả vỏ và hạn chế cách chế biến nướng, chiên rán. Các nghiên cứu cho thấy, ăn khoai sọ luộc hay hấp có chỉ số GI thấp và tốt cho sức khỏe người bệnh hơn. Nguyên nhân, do nước sôi hoặc khí nóng làm mềm tinh bột và giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, đồng thời cũng không bổ sung thêm dầu mỡ. Còn nếu chiên rán khoai sọ vừa làm mất đi nhiều dưỡng chất tốt, vừa làm tăng chỉ số GI.

Bên cạnh cách chế biến, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần quan tâm đến lượng và thời gian ăn khoai sọ. Người bệnh tiểu đường chỉ nên bổ sung lượng carbs khoảng từ 40-50g trong mỗi bữa chính. Như vậy, mỗi người bệnh chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai mỗi ngày.

Người bệnh cũng cần chú ý đến thời điểm bổ sung khoai. Thời điểm ăn khoai tốt nhất là bữa sáng, nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Còn vào bữa trưa, tối thì nên sử dụng ít khoai hơn và thay thế bằng các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất.

Ngoài ra, khi ăn khoai sọ, người bệnh cũng cần chú ý đến một số điểm như sau:

  • Hạn chế tinh bột từ các loại thực phẩm khác: bởi trong khoai đã chứa nhiều tinh bột, khi sử dụng cần cân đối với các thực phẩm khác để tổng lượng tinh bột phù hợp trong giới hạn cho phép.
  • Tập trung nhiều loại rau xanh và trái cây
  • Không nên ăn khoai thường xuyên
  • Không nên ăn khoai sống, ăn khoai có mọc mầm, bảo quản trong điều kiện không tốt.

Chỉ số GI trong khoai sọ là 58 ở mức trung bình, phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường bổ sung. Tuy nhiên, người bệnh cần biết cách ăn, cân đối hàm lượng tinh bột hàng ngày, ưu tiên ăn hấp luộc hơn chiên nướng để không làm tăng chỉ số đường huyết trong máu.

Chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày giữ vai trò quan trọng đối với ổn định đường huyết và sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Do đó, khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng, người thân và người bệnh cần chú ý nguyên tắc cũng như sự lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Nguyên tắc dinh dưỡng khi thiết kế thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường

  • Năng lượng: cung cấp 30kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Protid: 15- 20% tổng năng lượng.
  • Glucid: 55- 65% tổng năng lượng. Nên bổ sung các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp.
  • Lipid: 20- 30% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3  trong tổng số lipid. Lượng cholesterol nên <300mg/ngày.
  • Lượng chất xơ: 20- 25g.
  • Số lượng bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày

  • Năng lượng: 1500- 1700 Kcal/ ngày
  • Protid: 56- 82g/ ngày
  • Lipid: 25- 55g/ ngày
  • Glucid: 210- 270g/ ngày
  • Chất xơ: 20- 25g/ ngày

Các loại thực phẩm nên và không nên bổ sung

Glucid

  • Bữa ăn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/ gạo lật, khoai củ, bánh mì đen, hoa quả,…
  • Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường và làm tăng đường huyết nhanh như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài, khoai lang nướng, bánh mỳ, bột dong, đường kính, mật ong,…

Chất béo 

  • Chọn thực phẩm có chứa ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng,…
  • Tránh ăn các thức ăn: thịt chế biến sẵn , nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thực ăn chiên rán kỹ.
  • Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu, dầu mè,…
  • Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: chiên, nướng, xào, rán…

Chất đạm

  • Tăng cường sử dụng cá và các loại thủy hải sản
  • Lựa chọn bổ sung thịt bò, thịt heo nạc, ít mỡ
  • Ăn thịt gia cầm bỏ da
  • Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol: nội tạng động vật, chocolate,…
  • Có thể sử dụng trứng 2-4 quả/tuần, hạn chế ăn lòng đỏ.
  • Chọn các thực phẩm có nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe: đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá,…

Vi chất dinh dưỡng

Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

  • Ăn các loại trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên uống nhiều nước ép trái cây vì quá trình chế biến đã khiến chất xơ bị mất làm cho đường bị hấp thụ nhanh hơn.
  • Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì ăn quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo, chất bột đường.
  • Chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp: ổi, cam, táo, lê,…
  • Ăn vừa phải lượng trái cây có chỉ số đường huyết trung bình: chuối, đu đủ,…
  • Hạn chế các loại  trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: dưa hấu, vải, nhãn, xoài, sầu riêng, mít,…

Muối 

  • Nên ăn nhạt tương đối với lượng < 5g muối/ngày (2000mg Na/ngày)
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thực ăn nhanh chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mì tôm, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, …
  • Hạn chế nêm nếm trong chế biến món ăn và không nên chấm thêm.

Đồ uống chứa cồn 

  • Rượu, bia: người mắc bệnh tiểu đường vẫn được uống rượu nhưng không quá 1-2 đơn vị rượu. Một đơn vị rượu chứa 10g cồn, tương đương 120 ml rượu vang, 300 ml bia, hoặc 30ml rượu mạnh.
  • Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại không hoặc ít đường.

Chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, ngũ cốc.

Để kiểm soát đường huyết, ổn định sức khỏe, hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống hàng ngày cho người bệnh cần chú ý tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng, cân đối hàm lượng các chất. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng từ protein, glucid, lipid, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Song, cần lựa chọn các thực phẩm trong các nhóm chất phù hợp, đồng thời hạn chế muối, đường, rượu bia và chất kích thích.

Các loại sữa tốt cho người tiểu đường

Bên cạnh các thực phẩm ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng cần lựa chọn thêm sữa để bổ sung hàng ngày. Sữa là nguồn cung cấp năng lượng, đa dạng dưỡng chất đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Song, với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, người thân cần chú ý lựa chọn sữa phù hợp để không làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột.

Sau đây là một số sản phẩm sữa tốt cho người tiểu đường được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng:

Sữa Diben

Sữa Diben là sản phẩm sữa thuộc tập đoàn dược phẩm Fresenius Kabi được nhập khẩu từ CHLB Đức. Sữa được thiết kế công thức chuyên biệt cho bệnh nhân đái tháo đường. Sữa cung cấp dinh dưỡng hoàn chỉnh và cân bằng với năng lượng cao, cụ thể trong 200ml cung cấp đến 300Kcal. Đặc biệt, công thức carbohydrate biến đổi trong công thức sữa được tiêu hoá từ từ giúp đường huyết ổn định. Sữa với chỉ số đường huyết gI thấp (GI< 55) giúp hỗ trợ cải thiện sự kiểm soát đường huyết rất tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, sữa còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết bao gồm đạm, chất béo, chất xơ và vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Sữa Leisure Cerna

Sữa Leisure Cerna
Sữa Leisure Cerna

Sữa Leisure Cerna là sản phẩm sữa đã trải qua nghiên cứu lâm sàng tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hoa Kỳ. Sữa với năng lượng chuẩn cùng chỉ số đường huyết thấp GI=33 phù hợp bổ sung dinh dưỡng hoặc thay thế bữa ăn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn đường huyết và đái tháo đường thai kỳ. Đồng thời, sữa cũng cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ Protein, chất béo, Carbohydrate, chất xơ, Omega 9, Omega 3, 6 cho cơ thể duy trì hoạt động và cải thiện sức khỏe.

Sữa Fontactiv Diabest

Sữa fontactiv diabest giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Sữa fontactiv diabest giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Sữa Fontactiv Diabest là dòng sữa dinh dưỡng được thiết kế cho người tiểu đường nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Sữa có chỉ số đường huyết thấp GI 37, năng lượng cao với 240ml cung cấp đến 230 Kcal , cùng với hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, giàu chất xơ và đạm Whey đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng, ,duy trì đường huyết ổn định cho người bệnh đái tháo đường.

Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control
Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control là sản phẩm sữa bán chạy của hãng Nestle – thương hiệu sữa đến từ Thụy Sĩ rất phổ biến ở Việt Nam. Sữa có chỉ số đường huyết thấp đáp ứng với khuyến nghị quốc tế với GI=28 và không chứa đường glucose, fructose phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc có đường huyết cao. Mỗi khẩu phần sữa 250ml cung cấp 253 kcal, 11.3g protein, 4.79g chất xơ giúp người bệnh tái tạo khối cơ và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Sữa Diben, sữa leisure cerna,  fontactiv Diabest và Boost Glucose Control đều giàu dưỡng chất, thiết kế chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết phù hợp. Người thân có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ cũng như hỏi khẩu vị của người bệnh để chọn sản phẩm sữa phù hợp.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường cùng chuyên gia dinh dưỡng

Dựa vào lý thuyết, thông tin có thể dễ hiểu nhưng để bắt tay vào thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường không hề dễ dàng. Điều này được nhiều người thân và người bệnh chia sẻ cùng bác sĩ bởi mang tâm lý lo sợ tăng chỉ số đường huyết, không biết nên chọn thực phẩm và cân đối hàm lượng thế nào.

Thực tế, tình trạng sức khỏe, bệnh tình của mỗi người mỗi khác nên càng khó khăn hơn. Do đó, việc nhờ sự tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn. Người bệnh đến Viện được thăm khám dinh dưỡng, tư vấn thực đơn cho người tiểu đường theo quy trình tiêu chuẩn bởi các bác sĩ dinh dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Không dừng lại ở đó, trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ dinh dưỡng luôn đồng hành cùng bệnh nhân để theo dõi khả năng đáp ứng dinh dưỡng, điều trị có phù hợp và hiệu quả không. Điều này giúp người bệnh ổn định sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng do tăng đường huyết đột ngột gây ra.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không? 3 Lưu ý cho người tiểu đường




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition