Chỉ số tiểu đường tuýp 3: Những điều bạn cần biết

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Chỉ số tiểu đường tuýp 3 – Tiểu đường tuýp 3 còn gọi là bệnh tiểu đường não, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Bệnh xảy ra do hàm lượng insulin não thấp hơn bình thường.

Có lẽ nhắc đến căn bệnh tiểu đường, hầu hết mọi người đều biết đến tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, trong đó tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn cả. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học đã xác nhận có bệnh tiểu đường tuýp 3. Song có khá nhiều người nhầm lẫn và thắc mắc về dạng bệnh này. Việc không hiểu rõ cũng khiến việc điều trị và chăm sóc trở nên khó khăn. Vậy để hiểu hơn về tiểu đường tuýp 3, chỉ số tiểu đường tuýp 3, hãy cùng H&H Nutrition theo dõi bài viết sau đây nhé.

Tiểu đường tuýp 3 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 3 là một thuật ngữ để mô tả giống bệnh Alzheimer là do một loại kháng insulin và rối loạn chức năng yếu tố tăng trưởng giống insulin xảy ra ở trong não.  Một số nhà khoa học đề xuất thuật ngữ này vì họ tin rằng sự rối loạn điều hòa insulin trong não gây ra chứng mất trí nhớ.

Chỉ số tiểu đường tuýp 3

Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 3 không phải là tình trạng sức khỏe được chính thức công nhận. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng như các tổ chức y tế lớn khác, không liệt kê bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiểu đường trong phân loại.

Đái tháo đường còn gọi là tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mà cơ thể người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Thông thường, trong phân loại bệnh tiểu đường có các loại, bao gồm:

  • Tiểu đường tuýp 1 (T1D): là một tình trạng sức khỏe mãn tính, trong đó phần nội tiết của tuyến tụy trong cơ thể không sản xuất đủ insulin và lượng đường trong máu (glucose máu) tăng quá cao.
  • Tiểu đường tuýp 2 (T2D): là một tình trạng mãn tính trong đó cơ thể người bệnh khởi phát tình trạng kháng insulin, khiến cho lượng đường trong máu tăng quá cao.
  • Một loại tiểu đường nữa cũng khá phổ biến chính là tiểu đường thai kỳ: tình trạng này xảy ra ở thai kỳ nếu cơ thể người phụ nữ không thể sản xuất đủ insulin cần thiết và lượng đường trong máu quá cao.

Qua nghiên cứu, tiểu đường tuýp 3 là thuật ngữ được mô tả giống với bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 3 không được chính thức công nhận. Và Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng như các tổ chức y tế lớn khác, không liệt kê bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiểu đường trong phân loại. Bệnh đái tháo đường bao gồm tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường tuýp 3 bao nhiêu là nguy hiểm

Để xác định chỉ số bao nhiêu tiểu đường tuýp 3 gây nguy hiểm, người bệnh nên đến bệnh viện/ cơ sở y tế uy tín kiểm tra. Từ đó, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh ở mức độ nào.

Chỉ số tiểu đường tuýp 3

Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA, tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

  1. Glucose máu lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Người bệnh phải nhịn ăn, không uống nước ngọt, có thể sử dụng nước lọc, nước đun sôi để nguội ít nhất 8 giờ bởi thường phải nhịn đói quan đem từ 8-14 giờ, hoặc:
  2. Glucose máu ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới: người bệnh phải nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong vòng 5 phút. Và người bệnh cần chú ý 3 ngày trước khi thực hiện nghiệm pháp nên  ăn khẩu phần có khoảng 150-200g carbohydrate mỗi ngày.
  3. Số HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm chỉ số này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  4. Đối với bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu  hoặc mức glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu như bệnh nhân không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu ((bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán 1, 2, 4 ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán.

Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần đầu có thể từ 1-7 ngày. Trong điều kiện ở Việt Nam, nên sử dụng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).  Nếu số HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.

Như vậy để xác định chỉ số tiểu đường bao nhiêu nguyên hiểm, người bệnh nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và cho thực hiện các biện pháp chẩn đoán như kiểm tra glucose huyết tương lúc đói, glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, đo chỉ Số HbA1c,…

Các triệu chứng của tiểu đường type 3

Các triệu chứng của tình trạng tiểu đường type 3 có thể bao gồm các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ như những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu.

Theo Hiệp Hội Alzheimer, những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Lượng đường huyết tăng cao.
  • Sút cân.
  • Khó hoàn thành các công việc, nhiệm vụ quen thuộc
  • Thường xuyên đặt nhầm đồ
  • Suy giảm khả năng đưa ra phán đoán dựa trên các thông tin
  • Thay đổi tính cách đột ngột hoặc thái độ cũng có sự thay đổi.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 3 biểu hiện chủ yếu là mất trí, suy giảm khả năng phán đoán thông tin, khó tập trung, thay đổi tính cách và thái độ,… Các triệu chứng này tương tự như người mắc Alzheimer ở giai đoạn đầu.

Điều trị tiểu đường tuýp 3 như thế nào?

Không có phương pháp điều trị riêng bệnh tiểu đường tuýp 3. Nhưng bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp về thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập thể dục cho người bệnh. . Cụ thể như sau:

  • Kiểm soát cân nặng: các bác sĩ đề nghị người bệnh tiểu đường giảm cân. Nếu người bệnh thừa cân, béo phì, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp giảm cân, giảm khoảng 7% khối lượng cơ thể. Theo viện tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận quốc gia, kiểm soát cân nặng có thể giúp ngăn chặn tổn thương nội tạng do lượng đường trong máu cao và có thể ngăn ngừa sự tiến triển tiền tiểu thành thành tiểu đường tuýp 2.
  • Cân bằng chế độ ăn uống: một chế độ ăn ít chất béo, giàu trái cây, rau quả có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Bỏ thuốc lá nếu người bệnh hút thuốc: người bệnh nên từ bỏ việc hút thuốc để cải thiện tình trạng của mình.

Nếu người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer, việc kiểm soát bệnh tiểu đường cũng có thể giúp làm chậm sự tiến triển của chứng mất trí nhớ.  Bên cạnh đó, ngăn các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp,… làm ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.

Bên cạnh thay đổi lối sống, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc điều trị các triệu chứng của bệnh.

Tiểu đường tuýp 3 sẽ không có phương pháp điều trị riêng bởi chưa được công nhận chính thức. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đề xuất bệnh nhân thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể để kiểm soát cân nặng, hạn chế biến chứng. Cùng với đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để làm chậm sự tiến triển và điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 3

Chỉ số tiểu đường tuýp 3

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân tiểu đường tuýp 3. Chế độ ăn uống nên được thiết lập theo thói quen ăn uống, khẩu vị của người bệnh và thức ăn có sẵn tại vùng miền.

Để thực đơn ăn uống phù hợp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hiệu quả, tốt nhất, người bệnh và người thân nên có sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng. Thực đơn chi tiết sẽ được thiết lập cho từng người bệnh để phù hợp với tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, bệnh lý và biến chứng đi kèm.

Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng được khuyến cáo cho người bệnh như sau:

  • Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, giảm ít nhất 3-7% so với cân nặng nền.
  • Nên bổ sung các loại carbohydrate hấp thu chậm chứa nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, nui còn chứa nhiều chất xơ…
  • Chất đạm cung cấp khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Với những người bệnh ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu, các loại hạt: đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng,….
  • Nên chú trọng bổ sung chất béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại chất béo chuyển hóa (trans fat), nhất là các thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ, chế biến sẵn,…
  • Giảm lượng muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày. Tuân thủ ăn nhạt, hạn chế chấm thêm, nêm nếm khi chế biến thức ăn và không nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ muối chua, chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các loại nước chấm, nước sốt,…
  • Chất xơ bổ sung ít nhất 15 gam mỗi ngày.
  • Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ xung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, chẳng hạn như bổ sung sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng Metformin điều trị lâu ngày có thể gây thiếu vitamin B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.
  • Uống rượu điều độ: một lon bia  tương đương 330ml/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày.
  • Từ bỏ hút thuốc.
  • Các chất tạo vị ngọt: như aspartame, đường bắp, saccharin có nhiều bằng chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cho người bệnh cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu.

Khi thiết kế chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ hướng dẫn, tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ dinh dưỡng. Trong chế độ ăn, người bệnh nên tuân thủ và cân đối hàm lượng các chất đạm, chất béo, carbohydrate, chất xơ,…. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thực phẩm nên và không nên bổ sung chẳng hạn như thực phẩm nhiều muối, nhiều đường hay từ bỏ hút thuốc,…

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường cùng chuyên gia

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, ổn định đường huyết cũng như không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người tiểu đường. Do đó, việc nhờ sự tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn dinh dưỡng, ăn uống từ bác sĩ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Trong số các trung tâm dinh dưỡng uy tín. Viện NRECI – Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, khám dinh dưỡng và thiết kế thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường nói riêng và mọi người nói chung. Đến Viện, người bệnh sẽ được bác sĩ dinh dưỡng khám, kiểm tra sức khỏe, tình trạng. Từ đó, tư vấn dinh dưỡng cũng như thiết kế thực đơn ăn uống sao cho phù hợp, cải thiện sức khỏe mà không gây biến chứng nguy hiểm.

Quy trình thiết kế thực đơn cho người tiểu đường tại Viện NRECI

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng người bệnh, đo các chỉ số khối lượng cơ – xương – mỡ – nước qua máy phân tích thành phần cơ thể
  • Khai thác và đánh giá  khẩu phần ăn 24h
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh tiểu đường, thuốc đang sử dụng, bệnh lý đi kèm
  • Khai thác chế độ vận động, giấc ngủ, tinh thần
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sỹ về nguyên nhân gây bệnh, lộ trình can thiệp, cách theo dõi và xử trí hạ đường huyết tại nhà
  • Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày  theo từng cá thể

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về chỉ số tiểu đường tuýp 3 giúp mọi người hiểu hơn về loại bệnh, tình trạng này. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp chi tiết hơn nhé.

Tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/type-3-diabetes#What-is-type-3-diabetes
  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/type-3-diabetes#treatment
  3. https://www.healthline.com/health/type-3-diabetes#symptoms

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Chỉ số tiểu đường tuýp 3: Những điều bạn cần biết




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition