Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp 7 ngày theo chuyên gia dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng, khẩu phần và loại thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng đủ đầy mà không làm ảnh hưởng sức khỏe.

Bệnh lý tiểu đường, có kèm cao huyết áp nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa mạng sống của người bệnh. Do đó, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, chế độ ăn uống, dinh dưỡng cần được chú ý. Việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, phù hợp cho người bệnh vừa giúp kiểm soát được huyết áp và cải thiện tình trạng sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của H&H Nutrition để hiểu hơn cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp nhé.

Người tiểu đường cao huyết áp nên ăn các loại thực phẩm nào

Việc chọn lựa thực phẩm và phân bố hàm lượng vào thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp rất quan trọng. Bởi chọn lựa phù hợp mới không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp 7 ngày theo chuyên gia dinh dưỡng
Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp

Loại thực phẩm: Ưu tiên áp dụng chế độ ăn DASH

Theo các chuyên gia Đại học Y Johns Hopkins, số liệu thống kê về bệnh tiểu đường cho thấy những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị cao huyết áp gấp đôi so với số người không mắc bệnh này. Và huyết áp cao còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Vì vậy, khi mắc bệnh tiểu đường và có cả tăng huyết áp cần hết sức chú ý kiểm soát tình trạng và giảm nguy cơ biến chứng. Theo đó, các bác sĩ cho biết, chế độ ăn DASH viết tắt của Phương pháp ăn kiêng ngăn chặn tăng huyết áp là chế độ ăn phù hợp cho những người mắc cả tiểu đường và cao huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA, một trong những thành phần quan trọng nhất của chế độ ăn DASH là giảm lượng natri nạp vào cơ thể. Muối khiến cơ thể giữ nước, từ đó làm tăng huyết áp, nên một chế độ ăn uống cân bằng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Chế độ ăn DASH bao gồm các nhóm thực phẩm:

Trái cây và rau củ quả

Rau củ quả cung cấp cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và chất xơ phong phú. Trong đó, các loại rau có màu xanh, củ quả có màu cam và đỏ đậm là sự lựa chọn hoàn hảo vì những thực phẩm này giàu kali và cùng các khoáng chất giúp hạ huyết áp. Một số loại trái cây nên chọn bổ sung cho người bệnh: táo, chuối, dâu tây,…

Bên cạnh đó, Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh nên bổ sung các loại rau không chứa tinh bột, ít đường như bông cải xanh, măng tây, súp lơ trắng, cà rốt,… để không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra, rau củ quả còn giàu chất xơ, rất cần thiết cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vì nó làm chậm khả năng chuyển hóa thức ăn thành glucose của cơ thể, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Chất xơ không chỉ tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu mà còn  giúp giảm mức cholesterol trong máu, từ đó có thể làm giảm cả huyết áp và viêm nhiễm. Hơn nữa, chất xơ còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, trơn tru hơn.

Sữa ít béo

Theo Cleveland, sữa ít béo và sữa chua, phô mai giảm béo là các thực phẩm giàu canxi, cùng nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe và làm giúp làm giảm huyết áp. Đồng thời, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa kỳ, sữa ít béo đặc biệt có liên quan đến việc giảm huyết áp tâm thu.

Nếu như không dung nạp lactose hay thực hiện chế độ ăn thuần chay, có thể chọn các loại sữa, sữa chua có nguồn gốc từ thực vật. Trong đó, sữa từ các loại đậu là lựa chọn hoàn hảo.

Protein nạc

Theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ , việc tăng nạp hàm lượng protein vào cơ thể thực sự có thể giúp giảm huyết áp . Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu protein như thịt, thịt gia cầm, hải sản, cá và đậu phụ đều không chứa carb, do đó được xem là thực phẩm phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi chế biến cần chú ý chỉ lựa chọn các phần thịt nạc, nên loại bỏ da, và cũng nên lạng bỏ các phần mỡ có trên thịt.

Các loại hạt và hạt

Các loại hạt và hạt đều là những thực phẩm tốt cho người bị huyết áp cao và tiểu đường. Những thực phẩm này chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh nhưng lại ít carbs giúp dạ dày no lâu và cung cấp nhiều dưỡng chất bổ dưỡng.

Bên cạnh đó, các loại hạt cũng chứa một số khoáng chất giúp giảm huyết áp. Hạt lanh là một lựa chọn đặc biệt tốt trong việc giảm huyết áp. Ngoài ra, vẫn còn nhiều loại hạt tốt nên bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp như: hạnh nhân, óc chó,…

Tuy nhiên, các loại hạt hiện nay được bán sẵn được ướp muối. Do đó, khi chọn mua sản phẩm cần chú ý lựa chọn hạt nguyên, không tẩm ướp để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Ngũ cốc nguyên hạt

Mặc dù ngũ cốc nguyên hạt chủ yếu được tạo thành từ carbohydrate, nhưng chúng vẫn là một phần quan trọng trong bất kỳ kế hoạch ăn kiêng có lợi với bệnh tiểu đường và huyết áp nào. Trên thực tế, ăn ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm huyết áp.

Không giống như ngũ cốc tinh chế (như bánh mì trắng và gạo trắng), đã bị loại bỏ hầu hết giá trị dinh dưỡng, ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt, quinoa, kiều mạch và lúa mạch) chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.

Đậu và các loại đậu

Một số loại đậu tốt, cung cấp protein cùng nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể người bệnh tiểu đường cao huyết áp: đậu lăng, đậu tây, đậu Hà lan, đậu cove,…

Lượng thực phẩm: quy tắc dĩa thức ăn

Phương pháp dĩa thức ăn là một phương thức dễ dàng để suy nghĩ và lên kế hoạch cho các bữa ăn cân bằng, phù hợp với người bệnh tiểu đường mà không cần phải đo lường, tính toán hoặc đếm lượng carbohydrate.

Quy tắc dĩa thức ăn chia thành 3 phần chính trên dĩa với mỗi phần có kích thước 9 inch tiêu chuẩn. Khi thiết kế, mọi người sẽ lấp đầy 1 nửa dĩa bằng các loại rau không chứa tinh bột, ¼ dĩa là thực phẩm giàu protein và phần còn lại của dĩa là thực phẩm chứa carbohydrate như ngũ cốc nguyên hạt và trái cây.

  • ½ dĩa các loại rau không chứa tinh bột bao gồm: bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn, đậu xanh, xà lách, cà rốt, bí đao, bắp cải, đậu bắp, cà chua, măng tây, dưa leo,…
  • ¼ dĩa chứa thực phẩm giàu protein: thịt gia cầm, các loại thịt nạc, cá, hải sản, trứng, phô mai, thực phẩm giàu protein thực vật: đậu đen, đậu tây, đậu lăng, đậu phụ,…
  • ¼ dĩa còn lại chứa thức ăn giàu carbohydrate như: các loại ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, mì ống nguyên hạt, rau có tinh bột như khoai tây, khoai lang,…

Việc hạn chế các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao ở mức ¼ dĩa khi ăn sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh bị tác động. Trên dĩa có thể thấy không có vị trí cụ thể nào cho vị trí các chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, nhưng người bệnh có thể kết hợp lượng vừa phải vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng hương vị và đặc biệt là tốt cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, khi kết thúc bữa ăn, người bệnh có thể uống nước lọc hoặc bổ sung các loại đồ uống không chứa calo như trà không đường, hoặc các loại đồ uống cho người ăn kiêng.

Chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh tiểu đường có cao huyết áp vô cùng quan trọng. Nếu như thực hiện chế độ ăn DASH với các loại thực phẩm phù hợp cùng phân chia lượng thức ăn đúng quy tắc sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện. Điều này không chỉ giúp người bệnh đảm bảo dưỡng chất, sức khỏe mà còn hạn chế gặp các biến chứng nguy hiểm hay tình trạng bệnh trở nặng.

Những loại thực phẩm không tốt cho người tiểu đường cao huyết áp

Bên cạnh các thực phẩm tốt, phù hợp bổ sung trong thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp thì vẫn cần chú ý đến một số thực phẩm nên tránh. Bởi các thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, huyết áp khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp 7 ngày theo chuyên gia dinh dưỡng
Các loại thực phẩm bệnh tiểu đường và cao huyết áp không nên ăn

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số dùng để đánh giá khả năng hấp thu nhanh hay chậm và làm tăng nồng độ lượng glucose trong máu của thức ăn có chất đường bột so với glucose. Chỉ số đường huyết GI được chia thành 100 mốc và chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao GI>70: bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên, bí đỏ,…

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Do đó, người bệnh nên tránh bổ sung. Và khi ra ngoài chọn mua thực phẩm, người bệnh nên chú ý đọc cách đọc nhãn thành phần thực phẩm, ưu tiên các loại có hàm lượng sodium <10%.

Trong chế độ ăn giảm lượng muối xuống còn 1.5-2g mỗi ngày và không chấm hay bổ sung thêm các thực phẩm nhiều muối.

Thực phẩm giàu béo bão hòa, trans fat

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, người bệnh nên tránh bổ sung các thực phẩm chứa chất béo hòa và chuyển hóa. Trong đó, chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo giúp tăng thời gian sử dụng và ổn định của thực phẩm.

Việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa sẽ khiến mức cholesterol LDL (có hại) tăng lên và làm giảm cholesterol HDL (có lợi). Điều này dẫn đến tính trạng gia tăng huyết áp.

Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, kem, sữa đầy đủ chất béo, bơ, thịt đỏ, da gà,… giàu chất béo bão hòa và chuyển hóa cần tránh.

Thực phẩm giàu cholesterol

Thực phẩm giàu cholesterol không tốt cho sức khỏe tim mạch cũng như làm tăng huyết áp, do đó người bệnh cần tránh bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

  • Các loại thịt nguội như thịt xông khói, giò lụa, xúc xích, pizza,… không chỉ nhiều cholesterol mà còn nhiều chất béo bão hòa và muối.
  • Bơ động vật
  • Rượu bia
  • Thịt đỏ
  • Các loại bánh ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

Việc kiêng và tránh xa các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thực phẩm chế biến sẵn, giàu cholesterol giúp người bệnh củng cố sức khỏe, duy trì chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp để không gây tăng đường huyết và huyết áp đột ngột.

Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cao huyết áp

Sau đây là thực đơn tham khảo được xây dựng 7 ngày cho người tiểu đường cao huyết áp. Mỗi bệnh nhân cần chú ý tìm hiểu và lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp mỗi ngày. Bởi tình trạng sức khỏe, thể trạng của mỗi người mỗi khác sẽ có chế độ ăn khác nhau.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân cần 1800kcal (G-P-L = 58-20-22%)

Thời gianBữa sángBữa trưaBữa chiều
Thứ HaiPhở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 50g
  • Bò viên: 30g
  • Giá: 50g
  • Rau thơm: 20g
  • Tráng miệng: ½ táo.

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Cơm lứt, cá lóc kho

  • Cơm: 1,5 chén
  • Cá lóc kho: 70g
  • Rau muống luộc: 100g
Cơm lứt, thịt lợn nạc kho

  • Cơm: 1,5 chén
  • Thịt heo nạc: 80g
  • Canh khổ qua nấu tôm tươi: 100g
Thứ BaBún mọc

  • Bún tươi: 180g
  • Mọc 70g
  • Giá: 50g
  • Rau thơm: 20g

Tráng miệng: 1/2 quả thanh long

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Cơm gạo lứt, thịt viên sốt cà

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Bông cải xanh luộc: 100g
  • Thịt viên sốt cà chua (70g thịt viên, cà chua tùy chỉnh)
Cơm trắng, thịt lợn nạc luộc

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt lợn nạc luộc: 70g
  • Su hào luộc: 100g
Thứ TưBánh mì đen trứng ốp la

  • 2 lát bánh mì
  • 1 quả trứng gà

Tráng miệng: 2 múi bưởi

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Cơm, cá nục kho tiêu, canh bí đao thịt bằm

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Cá nục kho tiêu: 70g
  • Canh bí đao nấu thịt bằm: 100g bí
Cơm, thịt bò xào ớt chuông và canh mồng tơi

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt bò xào ớt chuông: 60g thịt bò, 30g ớt chuông)
  • Canh mồng tơi: 100g rau, 5g tôm khô
Thứ NămBún riêu

  • Bún tươi: 180g
  • Thịt: 50g
  • Riêu cua: 20g
  • Giá: 30g
  • Rau sống: 40g

Tráng miệng: 1 quả kiwi

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Cơm, đậu hũ nhồi thịt sốt cà, canh rau dền

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Đậu hũ nhồi thịt sốt cà: 50g đậu, 30g thịt băm
  • Canh rau dền: 100g rau, 10g thịt băm
Cơm, gà kho gừng

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Gà kho gừng: 70g gà, gừng tùy chỉnh
  • Đậu bắp luộc: 100g
Thứ SáuMiến xào thịt nạc

  • Miến (đã luộc): 180g
  • Thịt nạc: 70g
  • Rau củ: 50g

Tráng miệng: 1 quả chuối

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Cơm, tôm rang, canh chua

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Tôm rang: 60g
  • Canh chua: 30g cà chua, 30g bạc hà, 30g thơm)
Cơm, canh mồng tơi tôm khô, cá thác lác sốt cà

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Canh mồng tơi tôm khô: 100g rau, 5g tôm khô
  • Cá thác lác sốt cà: 60g cá, cà chua tùy chỉnh
Thứ BảyCháo yến mạch tôm

  • -Yến mạch: 50g
  • -Tôm: 60g
  • -Cà rốt: 40g
  • -Chuối: 1 quả

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Cơm, thịt bò xào cần, rau muống nộm và canh cải

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt bò xào cần tây: 70g thịt bò, 20g cần tây
  • Rau muống trộn nộm: 100g
Cơm, thịt gà kho tiêu, canh bí đao

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Thịt gà kho tiêu: 70g thịt gà
  • Canh bí đao: 50g bí, 20g thịt bằm
  • Su hào luộc: 60g
Chủ NhậtNui xào bò

  • Nui: 180g
  • Thịt bò: 70g
  • Hành tây tùy chỉnh
  • Cải ngọt: 80g

Tráng miệng: 5 quả dâu tây

Bữa phụ:

  • Sữa dành riêng bệnh tiểu đường: 200ml
Canh bí đỏ nấu tôm, mực xào chua ngọt

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Canh bí đỏ nấu tôm: 100g bí, 50g tôm
  • Mực xào: 50g mực, 30g ớt chuông, 20g cà rốt
Canh chua cá

  • Cơm gạo lứt: 1,5 chén
  • Canh chua cá: (Cá: 70g, bạc hà: 20g, đậu bắp: 20g, cà chua: 30g, thơm: 30g)

Lưu ý khi thiết kế thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp

Bên cạnh chú ý lựa chọn thực phẩm nên ăn và nên kiêng, khi thiết kế thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp còn cần chú ý đến các yếu tố sau:

Tình trạng bệnh

Mỗi cá nhân sẽ có tình trạng, thể trạng, điều kiện sức khỏe cũng như bệnh lý đi kèm khác nhau. Do đó, việc thiết kế thực đơn ăn uống sẽ dựa trên tình trạng của bệnh nhân mà xây dựng để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng vừa không gây thêm triệu chứng và làm tình trạng bệnh trở nặng.

Tình trạng dinh dưỡng

Tùy vào cơ địa và nhu cầu về dưỡng chất mà mỗi người bệnh cũng cần lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám và nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xác định cơ thể của mình có thiếu/ thừa dinh dưỡng, có thiếu cân/ thừa cân, béo phì,… hay không. Từ đó, mới thiết lập thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

Thói quen, sở thích

Mỗi người sẽ có mỗi khẩu vị ăn khác nhau. Do đó, đừng lấy thực đơn của người này mà ép người khác ăn. Bởi đôi khi không cùng khẩu vị, sở thích sẽ không thể ăn được. Do đó, khi thiết kế chế độ ăn uống, mọi người nên hỏi qua người bệnh thích ăn món nào, thực phẩm nào và ưa thích khẩu vị thế nào.

Điều kiện kinh tế

Tùy vào kinh tế của từng gia đình mà lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày phù hợp. Không nhất thiết các thực phẩm cao cấp, đắt tiền mới tốt cho người bệnh.

Món ăn vùng miền

Tùy vào vùng miền, địa phương, khu vực sinh sống mà có món ăn đặc trưng với khẩu vị riêng. Do đó, tùy nơi ở mà lựa chọn món ăn và cách nấu phù hợp.

Có thể thấy, thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường cao huyết áp có thể giống nhau về nguyên tắc, về các loại thực phẩm nên ăn, nên kiêng, nhưng khi xây dựng thì sẽ có sự khác nhau. Bởi tình trạng sức khỏe, bệnh lý, dinh dưỡng, thói quen, sở thích,… của mỗi người bệnh mỗi khác. Để xây dựng ăn phù hợp, quan trọng nhất chính là nắm rõ tình trạng, các yếu tố cá nhân từ người bệnh.

Các loại sữa tốt cho người tiểu đường cao huyết áp

Bên cạnh chế độ ăn hàng ngày, sữa cũng là một trong những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và năng lượng hoàn hảo cho người bệnh. Với những dòng sữa cho người tiểu đường và cao huyết áp càng đem đến nhiều lợi ích trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh.

Sữa Glucerna

Sữa Glucerna là sản phẩm thuộc thương hiệu Abbott Laboratories- Hoa Kỳ phù hợp cho người tiểu đường cung cấp dinh dưỡng. Sữa với hệ bột đường tiên tiến, có chỉ số đường huyết thấp (GI <55), hàm lượng Inositol tăng 4 lần và được tiêu hóa chậm, do đó, sữa Glucerna giúp người bệnh bình ổn lượng đường huyết trong máu. Không chỉ vậy, công thức tiên tiến và hệ dưỡng chất đặc chế Triple Care, loại sữa này đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể.

Sữa Glucerna là giải pháp dinh dưỡng đầy đủ, với hàm lượng cân đối đạm, béo, chất xơ, 28 vitamin và khoáng chất cho người bệnh duy trì sức khỏe. Sữa còn được thiết kế 2 dạng là sữa nước và sữa bột nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control
Sữa Boost Glucose Control

Sữa được nhập khẩu từ Thụy Sĩ , thuộc tập đoàn Nestlé. Sữa cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng với chỉ số đường huyết thấp đáp ứng khuyến nghị quốc tế (GI=28) phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Sữa với hàm lượng đạm whey chất lượng cao dễ tiêu hóa, hấp thu, kích thích việc giải phóng insulin và giảm đường huyết sau ăn hiệu quả cho người tiểu đường. Không chỉ vậy, sữa còn bổ sung chất xơ, chứa 80% chất béo không bão hòa, tốt cho tim mạch cùng 31  dưỡng chất, vitamins và khoáng chất cho cơ thể cải thiện, tăng cường sức khỏe.

Sữa FontActiv Diabest

la-sung-tri-tieu-duong
Fontactiv Diabest

Sữa nhập khẩu từ Tây Ban Nha có chỉ số đường huyết thấp GI =37 , dinh dưỡng đầy đủ, giàu chất xơ và đạm Whey đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cân bằng và duy trì đường huyết ổn định cho người bệnh tiểu đường.

Thiết kế thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp cùng chuyên gia

Như đã đề cập, chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày của mỗi người bệnh mỗi khác. Do đó, dù cùng một loại bệnh, nhưng không thể thấy người bệnh này ăn uống, đáp ứng sức khỏe điều trị tốt là có thể áp dụng cho người khác. Vậy nên điều này trở thành sự lo lắng cho nhiều người thân và gia đình.

Theo đó, mọi người có thể nhờ đến sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để thiết kế thực đơn phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng NRECI là một trong những trung tâm dinh dưỡng uy tín, cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, khám dinh dưỡng, thiết kế thực đơn ăn uống cho mọi đối tượng. Khi đến Viện, mọi người sẽ được thăm khám dinh dưỡng theo quy trình, tư vấn cùng bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giỏi, giàu kinh nghiệm để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Đội ngũ NRECI

Quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng tại Viện NRECI:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của từng người bệnh
  • Khai thác, tiến hành đánh giá khẩu phần ăn
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh đi kèm, các triệu chứng tiêu hóa, vận động, giấc ngủ, tinh thần
  • Tư vấn, khám dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ
  • Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày  theo từng cá thể, từng giai đoạn bệnh
  • Hướng dẫn theo dõi đường huyết tại nhà, dự phòng và xử trí khi hạ đường huyết

Ngoài ra, trong quá trình thăm khám, bác sĩ dinh dưỡng luôn đồng hành cùng người thân và bệnh nhân để theo dõi tình trạng, khả năng đáp ứng điều trị và dinh dưỡng thế nào. Điều này giúp người bệnh có được sức khỏe tốt, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm đe dọa sự sống.

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và kiến thức. Từ đó, biết cách lựa chọn thực phẩm cũng như bố trí, cân đối chế độ ăn hàng ngày tốt nhất cho người bệnh kiểm soát triệu chứng. Hãy liên hệ ngay H&H Nutrition để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp 7 ngày theo chuyên gia dinh dưỡng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition