Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường khoa học theo chuyên gia

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường cần cân nhắc lựa chọn thực phẩm, cân đối dưỡng chất, tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao để không ảnh hưởng sức khỏe.

Sức khỏe mẹ bầu vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, bởi chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ cũng tác động đến thai nhi. Do đó, các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ thường rất lo lắng cho sức khỏe của chính mình. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ đều có thể kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi chế độ ăn uống kết hợp việc luyện tập thể chất. Việc tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh, khoa học không chỉ kiểm soát đường huyết tốt mà còn giúp thai nhi phát triển tốt. Vì vậy, trong bài viết này, H&H Nutrition sẽ chia sẻ một số thông tin cũng như thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường tham khảo.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường

Để xây dựng thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường khoa học, phù hợp, tránh làm tăng lượng đường, trước hết, người thân, người chăm sóc nên tìm hiểu về nguyên tắc dinh dưỡng:

Cung cấp đủ năng lượng

Các mẹ bầu cần đáp ứng các nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ) phù hợp với bệnh tiểu đường thai kỳ, theo tài liệu Hướng dẫn Chế độ ăn bệnh viện, Quyết định 2879:

  • Năng lượng: 2200 – 2400 kcal
  • Chất đạm: cần bổ sung 15 – < 20% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất bột đường: bổ sung 55 – 60% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất béo: bổ sung hàm lượng 20 – 30% tổng năng lượng ăn vào
  • Chất xơ: 20 – 25g/ngày.

Cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng

Để mẹ bầu và em bé khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng. Các mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Trong đó, thực đơn ăn uống hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất theo các khuyến nghị sau:

Tinh bột

  • Đây là nguồn bổ sung năng lượng cho mẹ bầu và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Mặc dù tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose) có thể ảnh hưởng chỉ số đường huyết nhưng các mẹ cần bổ sung với lượng vừa phải để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Theo đó, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa tinh bột nhưng có chỉ số đường huyết thấp: ngũ cốc nguyên cám, bánh mì nâu, các loại đậu,… Đặc biệt, khi chọn bổ sung các thực phẩm chế biến sẵn, các mẹ nên đọc kỹ và kiểm tra cẩn thận tổng lượng tinh bột trong mỗi khẩu phần.

Nhóm chất đạm

  • Các mẹ nên ưu tiên bổ sung protein nạc từ thịt, cá, hải sản hoặc protein từ trứng, sữa, các loại đậu, hạt.

Nhóm chất béo

  • Nếu các mẹ đang tăng cân quá mức thì nên cân nhắc chất béo khi bổ sung. Các mẹ nên ưu tiên các chất béo lành mạnh từ một số loại cá, các loại hạt và dầu hạt hơn so với mỡ động vật, chất béo chuyển hóa.

Nhóm rau củ

  • Các mẹ nên ăn ít nhất 500- 600g rau xanh mỗi ngày. Các mẹ nên bổ sung rau trước các bữa ăn chính để hạn chế tình trạng đường huyết tăng sau khi ăn. Hơn nữa, rau là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và giúp ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột ăn vào sau đó.

Nhóm trái cây

  • Các mẹ nên bổ sung khoảng 200g mỗi ngày, trong đó nên chọn bổ sung các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp: dưa gang, dâu, bơ, thanh long, cam ta, bưởi, quýt ta, lê, sơ ri, táo, kiwi xanh, nho ta,… Sau mỗi bữa ăn, các mẹ nên ăn trái cây tráng miệng với 1 suất từ 50-100g, và mỗi ngày ăn từ 2-3 suất. Để tốt cho sức khỏe và cung cấp được nhiều chất xơ, các mẹ nên ăn nguyên trái, hạn chế ép hay chế biến. Lượng đường huyết của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường tăng vào buổi sáng nên các mẹ cần chú ý ăn trái cây vào buổi trưa hoặc buổi chiều.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Đây là nhóm thực phẩm đa dạng dưỡng chất cho mẹ bầu và thai nhi. Các mẹ có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để chọn các sản phẩm sữa phù hợp, nhất là tránh các sản phẩm sữa dành cho phụ nữ mang thai bởi gây tăng đường huyết. Các mẹ có thể bổ sung sữa tách béo hay ít béo, sữa không đường và giàu canxi, sữa đậu nành không đường, sữa chua không đường, phô mai,…

Chia nhỏ bữa ăn

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ cần chú ý chia đều bữa ăn nhỏ và bữa ăn chính, tránh một bữa ăn quá nhiều dẫn đến tăng đường huyết. Thời gian ăn cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Và các bữa ăn cần phải chia đều hàm lượng tinh bột trong suốt cả ngày để kiểm soát đường huyết ổn định.

Việc tuân thủ nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ sẽ mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời, giúp các mẹ kiểm soát được lượng đường huyết ổn định tránh ảnh hưởng sức khỏe, ảnh hưởng đến thai nhi.

Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường khoa học

Tùy vào tình trạng sức khỏe, thể chất, nhu cầu dinh dưỡng và sở thích khẩu vị mà mỗi mẹ bầu sẽ có chế độ ăn uống, thực đơn khác nhau. Dưới đây chỉ là thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường tham khảo. Để thiết kế thực đơn dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ nhé.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa đái tháo đường cần 2000kcal (55 – 16 – 29%)

Ngày Bữa sángBữa phụ sángBữa trưaBữa phụ chiềuBữa tối
1– Sandwich: 2- 3 lát

– 1 quả trứng ốp la

– Dưa leo, cà chua: 80g

– Dưa lưới: 200g

200ml hộp sữa tươi không đường

Khoai lang hấp: 100g

– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Ức gà nướng: 70g

– Salad: 100g

– Phô mai: 1 miếng

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– 60g Tôm rim

– Canh rau cải nấu thịt nạc: 150g

2– Phở bò: (180g bánh phở, Thịt bò: 50g, rau, giá: 80g)

– Sữa chua không đường: 1 hủ

200ml hộp sữa tươi không đường

Bắp luộc: 150g

– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Cá nục sốt cà: ( Cá: 70g, cà chua: 100g)

– 100g thanh long

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Mực xào súp lơ: ( Mực: 80g, súp lơ: 100g)

– Canh rong biển :1 bát

3Cháo thịt băm (35g gạo, 50g thịt heo, 50g cà rốt)

Phô mai: 1 miếng

200ml hộp sữa tươi không đường

Bánh mì đen : 70g

– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Đậu phụ rán: 100g

– 5 miếng thịt luộc

– Canh chua: 150g

Tráng miệng: 200g bưởi

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Cá hồi áp chảo: 70g

– Măng tây xào: 80g

4Hủ tiếu nam vang (150g hủ tiếu,1 con tôm, 2 quả trứng cút, 30g thịt heo 80g giá đỗ và rau sống ăn kèm)Yến mạch ngâm sữa ( 200ml sữa tươi + 40g yến mạch+ 150g táo)– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Đậu hũ kho nấm: 200g

– Canh cải thảo: 150g

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Vịt nướng: 60g

– Bắp cải xào: 80g

– Ổi: 160g

5Sandwich trứng ốp la ( sandwich ngũ cốc: 2- 3 lát, trứng: 2 quả, sà lách, dưa leo: 80g)

Táo: 150g

200ml hộp sữa tươi không đường

Chuối xanh luộc: 150g

– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Cá chẽm hấp xì dầu: 70g

– Canh kimchi: 150g

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Nấm kho: 80g

– Canh súp lơ: 100g

6Cơm tấm ( 1,5 chén cơm, 60g sườn, dưa leo/cà chua: 80g)200ml hộp sữa tươi không đường

Sandwich: 2 lát

– 1,5 chén cơm gạo lứt

– 50g tôm hấp

– Canh mồng tơi: 150g

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Gà kho gừng (30g thịt gà)

– Giá đỗ xào: 100g

7– Cháo yến mạch nấu tôm (Yến mạch: 50g, Tôm băm: 60g, cà rốt, đậu hà lan: 80g)200ml hộp sữa tươi không đường

Khoai tây hấp: 100g

– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Cá thu nướng: 70g

– Canh bí đỏ: 150g

200ml hộp sữa tươi không đường– 1,5 chén cơm gạo lứt

– Trứng luộc: 2 quả

– Salad trộn: 100g

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Việc lựa chọn thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Bởi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không chỉ cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày mà còn cần ổn định chỉ số đường huyết.

Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường

Theo các bác sĩ, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để kiểm soát đường huyết mà không cần dùng thuốc. Nhìn chung, chế độ ăn của mẹ bầu tiểu đường nên bao gồm protein kết hợp với chất béo và carbohydrate hợp lý. Bởi nếu bổ sung quá nhiều carbohydrate có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Đồ ăn tươi sống

  • Bữa ăn của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tập trung chủ yếu bổ sung protein, chất béo lành mạnh và chất xơ. Vì vậy, các mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống thay vì chế biến sẵn.

Đồ ăn nhẹ

Đồ ăn nhẹ là nhóm thực phẩm giúp các mẹ chống đói trong các bữa ăn phụ. Sau đây là một số món ăn nhẹ phù hợp với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ:

  • Các loại rau tươi hoặc đông lạnh: rau có thể trộn salad hoặc hấp, luộc, và để tăng hương vị, các mẹ có thể ăn cùng phô mai.
  • Trứng ốp la tráng chay: được làm từ trứng nguyên quả hoặc lòng trắng trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein cùng đa dạng dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu.
  • Bột yến mạch ăn cùng một số loại hạt hay quả mọng.
  • Trái cây tươi kết hợp với một số loại hạt, sữa chua.
  • Các loại thịt nạc: gà tây, thịt gà,…
  • Các loại cá: cá hồi, cá chép,…
  • Bánh mì ngũ cốc nướng.
  • Sữa chua Hy Lạp không đường ăn cùng hạt hướng dương, quế, táo thái hạt lựu

Trái cây

Các mẹ nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Nếu băn khoăn, có thể trao đổi với bác sĩ để biết cách chọn loại trái cây phù hợp. Trong số các loại trái cây, quả mọng là sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ tiểu đường thai kỳ bởi tương đối ít đường và nhiều chất xơ. Các mẹ có thể ăn trái cây tươi nguyên quả hoặc kết hợp cùng salad, sữa chua, làm sinh tố,…

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cần thiết cho bà bầu tiểu đường thai kỳ. Điều này vừa giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đa dạng thực phẩm, cân đối các chất mà không làm chỉ số đường huyết tăng đột biến.

Các loại thực phẩm không nên bổ cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, sức khỏe của các mẹ bầu phải được đảm bảo tốt để thai nhi có điều trị phát triển khỏe mạnh. Do đó, với các mẹ tiểu đường thai kỳ càng phải cẩn thận hơn trong bảo vệ sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh.

Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường

Để không làm ảnh hưởng sức khỏe, không làm gia tăng chỉ số đường huyết, các mẹ cần tránh các loại thực phẩm đã qua chế biến nhiều như bánh mì tráng và nói chung là bất kỳ thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ:

  • Thức ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn
  • Đồ chiên nướng như bánh rán, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, gà rán,…
  • Thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích,…
  • Các loại đồ uống có đường như soda, nước ngọt, nước trái cây,…
  • Những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống trắng,…
  • Hạn chế các món tráng miệng nhiều đường như kẹo, kem, thanh granola, ngũ cốc có đường,…

Việc tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các thực phẩm kể trên sẽ giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ kiểm soát cân nặng, đường huyết và sức khỏe tốt hơn. Nếu vẫn còn lo lắng, các mẹ có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên về thực đơn ăn uống, thực phẩm nên kiêng phù hợp nhất.

Thiết kế thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ cùng chuyên gia

Như đã đề cập, trong suốt thời gian mang thai của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống, dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát sức khỏe và đường huyết. Do đó, để có thực đơn và chế độ dinh dưỡng phù hợp, các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ các bác sĩ, chuyên gia.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện NRECI cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, khám dinh dưỡng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn, trong đó có mẹ bầu. Khi đến viện, các mẹ sẽ được thăm khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ dinh dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Điều này không chỉ giúp các mẹ hiểu hơn về cách xây dựng thực đơn, lựa chọn thực phẩm phù hợp mà còn tăng cường sức khỏe, giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Các loại sữa tốt cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Sữa là một trong những thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng, đem đến nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho mẹ và bé. Đặc biệt, các mẹ bị nghén, ăn không ngon, sụt giảm cân, khó ăn, sữa cũng là thực phẩm bổ sung tuyệt vời để các mẹ đáp ứng năng lượng và dinh dưỡng hoàn chỉnh.

Mặc dù vậy nhưng với các mẹ tiểu đường thai kỳ cần phải cẩn trọng trong chọn lựa sữa bổ sung bởi một số loại sữa có hàm lượng đường cao gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Do đó, khi tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ, các mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để chọn được loại sữa bổ sung phù hợp.

Sau đây là một số loại sữa cho bà bầu tiểu đường thai kỳ:

Sữa tươi không đường

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể chọn sữa tươi không đường để bổ sung. Các sản phẩm sữa này ít gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết nhất. Thêm vào đó, sữa tươi không đường vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, các mẹ vừa đáp ứng nguồn năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo thai nhi sẽ bị thiếu chất.

Sữa Glucerna

Sữa cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Sữa Glucerna là sản phẩm chất lượng đến từ Hoa Kỳ

Sữa Glucerna là sản phẩm sữa của thương hiệu Abbott Laboratories, Hoa Kỳ. Sữa được các bác sĩ đánh giá là lựa chọn hàng đầu để bổ sung dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Với hệ bột đường tiên tiến, sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI <55) cùng hàm lượng Inositol tăng 4 lần và được tiêu hóa từ từ, nên các mẹ bầu tiểu đường bình ổn lượng đường huyết trong máu.

Không những vậy, sữa còn cung cấp nguồn năng lượng cùng dinh dưỡng dồi dào với protein, chất béo, chất xơ và với hơn 28 vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Hiện nay, sữa có 2 dạng là sữa bột và sữa nước phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người.

Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control
Sữa Boost Glucose Control

Sữa Boost Glucose Control là sản phẩm sữa thuộc hãng Nestle – một trong những thương hiệu sữa Thụy sĩ uy tín. Sữa Boost Glucose Control là thực phẩm dinh dưỡng y học cân bằng và hoàn chỉnh được chỉ định cho chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Bởi sữa có chỉ số đường huyết thấp GI=28.

Sữa còn là giải pháp dinh dưỡng lý tưởng cho bà bầu. Trong 1 ly sữa 250ml cung cấp đến 253 Kcal, cùng  11.3g protein và nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Các mẹ bầu nên bổ sung sữa để đảm bảo nguồn dưỡng chất. Tuy nhiên, các mẹ cần lựa chọn các dòng sữa phù hợp. Các dòng sữa kể trên được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Từ đó, các mẹ cân nhắc nhu cầu và khẩu vị mà lựa chọn loại phù hợp với mình.

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường giúp các mẹ có thêm kiến thức. Từ đó, tích lũy kinh nghiệm trong lựa chọn thực phẩm để thiết kế thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé cũng như kiểm soát lượng đường huyết ổn định. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ H&H Nutrition để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

Nguồn tham khảo:

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường khoa học theo chuyên gia




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Tuyền Châu

    Tôi tên là Châu Thị Thanh Tuyền. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TpHCM. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition