Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào? Hãy xem bài chia sẻ này của H&H Nutrition để hiểu thêm bạn nhé.

Số lượng người mắc bệnh tiểu đường đồng thời với cao huyết áp không ngừng gia tăng hiện nay. Nhiều người lo lắng không biết bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không, phương pháp điều trị sao cho hợp lý.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và cao huyết áp

Theo một bài báo năm 2021, những người mắc tiểu đường thường đi kèm cao huyết áp. Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân chung như:

  • Lối sống ít vận động, tiêu thụ quá nhiều calo;
  • Béo phì;
  • Tình trạng viêm trong cơ thể;
  • Kháng insulin.

Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, có khoảng 47% người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị tăng huyết áp. Để so sánh, ADA tuyên bố rằng cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường thì có 2 người bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc để hạ huyết áp. Người mắc tiểu đường có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn so với dân số nói chung.

Về nguyên nhân bệnh nhân mắc song song 2 tình trạng này, người bệnh tiểu đường không có đủ insulin để xử lý glucose, khiến glucose không thể đi vào tế bào để cung cấp năng lượng, thay vào đó nó sẽ tích tụ trong máu. Mức đường huyết cao có thể gây tổn thương cho các mô và cơ quan trên diện rộng, bao gồm cả những cơ quan đóng vai trò chính trong việc duy trì huyết áp khỏe mạnh. Ví dụ, tình trạng tổn thương mạch máu và thận có thể khiến huyết áp tăng cao.

Theo một bài báo năm 2018, những người bị huyết áp cao thường bị kháng insulin và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người có huyết áp thông thường. Điều này có thể là do các quá trình cơ thể liên kết cả hai tình trạng, chẳng hạn như: Viêm, căng thẳng oxy hóa, kích hoạt hệ thống miễn dịch, dày thành mạch, béo phì,… Vì vậy, mặc dù tăng huyết áp có thể không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ bị huyết áp cao.

Tóm lại, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường có mối liên hệ về nguyên nhân – hệ quả. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường thường mắc cả cao huyết áp.

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tiểu đường có mối liên hệ với cao huyết áp

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường kèm tăng huyết áp có thể khiến người bệnh dễ gặp phải các bệnh về tim mạch, bệnh thận và các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khác như những vấn đề về mắt, đau tim, đột quỵ, suy thận. Hiện nay, kiểm soát lượng đường trong máu và ổn định huyết áp là phương pháp ngăn ngừa các biến chứng.

Như vậy, người tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng xấu đối với sức khỏe tim mạch, thận, mắt,…

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Mục tiêu chỉ số huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường kèm tăng huyết áp

Mục tiêuChỉ số đường huyết
HbA1c
  • <7%
Glucose huyết tương mao mạch trước ăn, khi đói
  • 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L)
Mức đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1 đến 2 giờ
  • <180 mg/dL (10.0 mmol/L)
Huyết áp
  • Tâm thu dưới 140 mmHg, Tâm trương dưới 90 mmHg
  • Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp dưới 130/85 – 80 mmHg.
Lipid máu
  • LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch;
  • LDL cholesterol < 70mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã gặp bệnh tim mạch;
  • Triglycerides < 150mg/dL (1,7 mmol/L);
  • HDL cholesterol trên 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và trên 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

Tùy tình trạng của người bệnh mà mục tiêu điều trị có thể có sự thay đổi nghiêm ngặt hơn hoặc ít nghiêm ngặt hơn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Điều trị bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào

Luyện tập thể lực

Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể lực nào, cần kiểm tra tình trạng của tim mạch, mắt, thần kinh và các vấn đề ở chân để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần đo huyết áp và nhịp tim. Không nên vận động quá mức khi mức glucose huyết > 250 – 270 mg/dL và có dấu hiệu ceton dương tính.

Đi bộ là loại hình vận động phổ biến và dễ thực hiện nhất: nên đi bộ ít nhất 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngừng vận động liên tục trong 2 ngày. Cần lưu ý thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh 2 – 3 lần mỗi tuần (như kéo dây, nâng tạ).

Người cao tuổi hoặc có vấn đề về đau khớp có thể chia nhỏ thời gian tập thành nhiều đợt trong ngày, ví dụ như đi bộ sau mỗi bữa ăn, mỗi đợt khoảng 10 – 15 phút. Trong khi đó, người trẻ nên tập luyện khoảng 60 phút mỗi ngày và thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp

Vận động giúp phòng ngừa tiểu đường kèm tăng huyết áp

Dinh dưỡng

Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cần linh hoạt theo thói quen ăn uống cũng như nguồn thực phẩm có sẵn. Tham khảo tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để thiết lập chế độ dinh dưỡng chi tiết phù hợp với tình trạng sức khỏe, hoạt động hàng ngày và các vấn đề y tế kèm theo của từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, một số nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho mọi người bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp bạn nên nhớ là:

  • Người béo phì hoặc thừa cân cần giảm cân ít nhất 3 – 7% so với cân nặng cơ bản.
  • Ưu tiên sử dụng các loại carbohydrate hấp thụ chậm, giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen hoặc yến mạch, khoai lang.
  • Lượng protein cần khoảng 1 – 1.5g/kg cân nặng/ngày cho người không suy thận. Đối với người ăn chay, có thể bổ sung đạm từ các loại đậu như đậu phụ, đậu đen, hoặc đậu đỏ.
  • Chọn các loại mỡ giàu axit béo không no đơn hoặc đa, như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc và mỡ cá. Tránh mỡ trans thường có trong thực phẩm chiên và rán nhiều dầu.
  • Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, không nên vượt quá khoảng 2300mg natri mỗi ngày.
  • Bổ sung tối thiểu 15g chất xơ mỗi ngày.
  • Theo dõi việc cung cấp các khoáng chất nếu thiếu hụt, ví dụ như sắt cho người ăn chay. Đồng thời, theo dõi việc cung cấp vitamin B12 đặc biệt khi sử dụng Metformin trong thời gian dài.
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải, ví dụ như không quá một lon bia (330ml) mỗi ngày hoặc khoảng 150 – 200ml rượu vang đỏ mỗi ngày.
  • Dừng hút thuốc.
  • Cần hạn chế sử dụng các chất tạo vị ngọt như đường bắp, aspartame, saccharin do có nhiều bằng chứng về tác động trái ngược.

Điều trị đái tháo đường bằng các loại thuốc

Có thể điều trị đái tháo đường bằng các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống và thuốc dạng tiêm không thuộc nhóm insulin theo quy định.

Insulin được sử dụng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và cả đái tháo đường tuýp 2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc không kiểm soát được lượng glucose huyết mặc dù đã ăn uống luyện tập và kết hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi mới chẩn đoán có glucose huyết tăng rất cao có thể sử dụng insulin để ổn định glucose huyết, sau đó sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị tăng glucose huyết khác.

Đối với việc điều trị cùng các bệnh khác hay kèm biến chứng nếu có thì cần được bác sĩ chuyên môn hướng dẫn.

Việc điều trị bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp cần kết hợp đa dạng các phương pháp từ duy trì chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp với dùng thuốc tương ứng với tình trạng bệnh.

Phòng ngừa tăng huyết áp cho người bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa tăng huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 3 đúng, cụ thể:

Đúng lượng:

  • Duy trì cung cấp năng lượng ở mức 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày.
  • Protid chiếm từ 15% đến 20% tổng năng lượng.
  • Glucid chiếm từ 55% – 65% tổng năng lượng, nên lựa chọn các loại glucid có chỉ số đường huyết thấp và các glucid phức hợp.
  • Lipid: Chiếm từ 20% – 30% tổng năng lượng, trong đó chia đều tỷ lệ giữa acid béo chưa no một nối đôi, acid béo chưa no nhiều nối đôi và acid béo no.
  • Cung cấp 20 – 25g chất xơ cho cơ thể mỗi ngày.
  • Nên ăn thành 4 – 6 bữa một ngày.

Đúng loại:

  • Tinh bột: Tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình (GI), hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh chưng, bánh mì, nước ngọt, bánh kẹo ngọt,…
  • Chất béo: Nên ưu tiên lựa chọn chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu omega 3.
  • Đạm: Nên chọn loại đạm có giá trị sinh học cao, đối với đạm động vật cần kiểm soát đạm đỏ dưới 500gr/tuần và ưu tiên đạm trắng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu natri như dưa muối, cà muối, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đông lạnh,…

Đúng cách:

  • Cách sơ chế, chế biến thực phẩm: Ưu tiên việc hấp, luộc, hạn chế chiên rán hay nướng ở nhiệt độ cao.
  • Ăn: Tuân thủ nguyên tắc ăn ngược từ rau trước tiên đến thịt cá và cuối cùng là cơm.
  • Bạn nên theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn 2h; hoặc có thể theo dõi đường huyết liên tục bằng máy CGM.

Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Tuân thủ nguyên tắc 3 đúng khi thiết kế thực đơn cho người bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp

Phương pháp xử trí hạ đường huyết đúng cách:

Để hạ đường huyết hiệu quả bạn có thể áp dụng quy tắc 15/15, cụ thể: ăn/uống 15g carbs để tăng lượng đường trong máu và kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu mức đường huyết vẫn dưới 70 mg/dL thì tiếp tục sử dụng một khẩu phần khác. Bạn hãy lặp lại các bước này cho đến khi lượng đường trong máu đạt mức tối thiểu 70 mg/dL, khi mức đường huyết trở lại bình thường thì hãy ăn một bữa chính hoặc một bữa nhẹ.

Những loại thức ăn tương đương với 15g Glucose là: Nửa cốc nước ngọt, nửa cốc nước hoa quả bất kỳ, 1 cốc sữa, 2 – 3 viên đường, 5 – 6 viên kẹo, 15ml hoặc 1 thìa canh đường hay mật ong.

Ngoài ra, để phòng ngừa tăng huyết áp, người bệnh tiểu đường cần tăng cường vận động phù hợp, hạn chế các loại rượu bia, thuốc lá, kiểm soát cân nặng tốt, giữ tinh thần tích cực, thoải mái, tránh căng thẳng; ngoài ra cũng cần tầm soát các bệnh lý tăng huyết áp, gout, thận,… định kỳ.

Để phòng ngừa tiểu đường kèm tăng huyết áp, người bệnh cần áp dụng nguyên tắc 3 đúng khi ăn, nắm được phương pháp xử lý nếu hạ đường huyết đồng thời duy trì chế độ sống lành mạnh, khoa học, giữ tinh thần thoải mái, kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường kèm tăng huyết áp cùng chuyên gia

Nếu bạn còn băn khoăn khi thiết kế thực đơn cho người bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp thì hãy đến ngay với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) có đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng chuyên môn cao, trực tiếp khám dinh dưỡng, tư vấn cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo quy trình thiết kế thực đơn cho người tiểu đường khoa học tại NRECI như sau:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường, đo các chỉ số khối lượng cơ – xương – mỡ – nước thông qua máy phân tích cơ thể;
  • Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày gần nhất;
  • Khai thác tiền sử bệnh tiểu đường, các loại thuốc đang sử dụng, phương pháp điều trị, tiền sử dinh dưỡng, những bệnh lý đi kèm;
  • Khác thác thông tin về chế độ vận động, tinh thần, ngủ nghỉ;
  • Tư vấn chuyên biệt cùng với bác sĩ chuyên môn về nguyên nhân bệnh tiểu đường, lộ trình can thiệp, cách theo dõi và xử trí khi gặp hiện tượng hạ đường huyết tại nhà hiệu quả;
  • Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường phù hợp với từng cá nhân.

Trên đây là chia sẻ của chuyên gia đến từ H&H Nutrition về bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp để bạn đọc có thể hiểu thêm về vấn đề này. Bạn cũng đừng quên đến với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được bác sĩ hỗ trợ thiết kế thực đơn cho người tiểu đường hiệu quả nhất nhé.

Tham khảo:

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp có nguy hiểm không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Phan Thị Huyền Dịu

    Tôi là Phan Thị Huyền Dịu, Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm - Chuyên ngành BQCBNSTP & Dinh dưỡng người. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức dinh dưỡng khoa học, giúp bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn những thực phẩm, sản phẩm phù hợp và lành mạnh để cải thiện sức khỏe gia đình. Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức mỗi ngày.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition